PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẠO ÔN LÂY LAN

Chủ nhật - 18/09/2022 21:20 415 0
Bệnh đạo ôn trên cây lúa là loại bệnh rất nguy hiểm, gây hại suốt cả thời kỳ sinh trường và phát triển của cây lúa. Nhưng thường được biểu hiện rõ nét nhất là thời kỳ lúa con gái gây bệnh nặng trên lá lúa và thời kỳ lúa trổ bông đến vàng chắc gây ra bệnh đạo ôn cổ bông.
Triệu chứng của bệnh đạo ôn trên lá lúa, lúc đầu là một vết bệnh nhỏ hình bầu dục, có màu nâu nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần lên, loang ra, ở giữa vết bệnh phân tế bào lá bị hoại tử rồi khô xám. Nếu trên lá lúa có nhiều vết bệnh và không phòng trừ kịp thời cả lá lúa vàng lụi cháy khô.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương thì những ngày tới thời tiết diễn ra theo chiều hướng tối và sáng sớm sương mù nhiều, trưa chiều nắng mưa xen kẽ. Vì vậy khả năng bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại nhiều trên diện rộng.
Theo Chi cục trồng trọt và BVTV Nghệ An, hiện tại toàn tỉnh đã có gần 1.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Trong đó nhiều nhất ở các huyện: Yên Thành 497 ha, Diễn Châu 215 ha, Hưng Nguyên 230 ha. Phần lớn diện tích lúa bị bệnh đạo ôn tập trung nhiều vào các giống: IR1820, Thái Xuyên 11, X33, AC5, BC15, TBR225, P6, VT-NA6. Riêng giống lúa IK1820, là giống lúa dài ngày chất lượng cơm gạo ngon, nhưng là giống rất dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn, nên Sở NN & PTNT đa loại bỏ going lúa này ra khỏi danh mục những giống lúa được gieo cấy ở Nghệ An cách đây hơn 10 năm. Thế nhưng một số xã ở huyện Hưng Nguyên vẫn tiếp tục gieo cấy nhiều trong vụ xuân năm nay. Tại xã Hưng Lợi, xã Châu Nhân… trên diện tích gieo cấy giống lúa IR1820 đã bị nhiễm nặng bệnh đạo ôn, có nhiều ruộng lúa, lá lúa vàng lụi và cháy khô.
Để kịp thời ngăn chặn khả năng bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, phát triển, lây  lan ra diện rộng làm thất thiệt vụ lúa xuân năm nay. Đề nghị các cơ sở sản xuất và bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
Một: Thường xuyên thăm đồng quan sát kỹ trên lá lúa, nếu phát hiện thấy có vết bệnh đạo ôn xuất hiện thì kịp thời mua một trong các loại thuốc đặc hiệu sau đây để phun kịp thời cho lúa: Beam 75WP, NiKim 400WP, Party 400WP, Pilia 52,5SE… Cách pha chế, liều lượng phun cho một sào thực hiện đúng hướng dẫn có ghi cụ thể ở ngoài bao bì, nhãn mác.
Hai: Chỉ nên phun thuốc khi trời khô ráo, lá lúa khô. Tốt nhất phun vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi trời không có mưa làm trôi mất thuốc.
Ba: Trên những thửa ruộn lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn sẽ có một số vùng nhỏ hoặc một số khóm lúa bị bệnh rất nặng, lá lúa có thể đã bị úa vàng, khô lụi thì tốt nhất trước khi phun thuốc nên ngắt và thu gom lại những lá lúa đó vùi sâu xuống đất, sau đó mới phun thuốc vào.
Khi phun thuốc cần lưu ý: Phun đều cả ruộng và nhớ phun đậm và phun kỹ vao những chỗ lúa bị nhiễm nặng. Nếu cả ruộng bị nhiễm bệnh nặng thì nên phun thêm thuốc lần thứ 2, cách lần phun thứ nhất 5-7 ngày.
Bốn: Trong thời kỳ lúa bị bệnh đạo ôn, tuyệt đối không được bón phân đạm hóa học, phun bón phân qua lá và các chất kích thích sinh trưởng khác.
Năm: Đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn nên thành lập ban hoặc tổ phòng chống bệnh đạo ôn để cùng với xóm trưởng, bản trưởng đi kiểm tra cụ thể từng cánh đồng, thửa ruộng để kịp thời phát hiện và chỉ đạo bà con nông dân phòng trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện. Đồng thời hàng ngày sử dụng Đài truyền thanh của xã để thông báo tình hình và kết quả phòng chống bệnh đạo ôn của từng xóm, làng, bản và hướng dẫn bà con nông dân phát hiện mầm bệnh, cách phun thuốc phòng trừ.

Tác giả bài viết: Doãn Trí Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây