Đẩy mạnh đào tạo nghề là lời giải cho bài toán sinh kế vùng cao

Thứ hai - 11/12/2023 11:02 494 0
Đời sống của đồng bào vùng cao Nghệ An được cải thiện rõ rệt thời gian qua, trong đó công tác đào tạo nghề góp phần thúc đẩy toàn diện.
Đẩy mạnh đào tạo nghề là lời giải cho bài toán sinh kế vùng cao

Lao động vùng cao cần được đào tạo nghề để giải quyết nhu cầu việc làm. Ảnh: Việt Khánh

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bao gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần. Khối lượng lớn, dàn trải mang theo khát vọng thay đổi hoàn toàn diện mạo khu vực miền Tây Nghệ An. Kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.  

Nổi bật phải kể đến Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo kế hoạch phân vốn năm 2023, Nghệ An được hưởng hơn 226 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển hơn 91 tỷ, còn lại là vốn sự nghiệp).

Từ nguồn kinh phí được cấp, các đơn vị liên quan (Sở Lao động Thương binh vag Xã hội và các huyện) đã điều tiết cho các đầu mục của Dự án 5, bao gồm Tiểu dự án 3 về “phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.

Đến nay đã thực hiện nhiều nội dung mang tính trọng tâm, điển hình như hỗ trợ đào taọ nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 2.627 người; mua sắm thiết bị đào tạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm; kiểm tra giám sát,… tạo chuyển biến căn cơ trong nhận thức, nếp nghĩ của số đông đồng bào, từ đây thôi thúc quyết tâm thoát khỏi nghịch cảnh.

Đồng bào miền Tây Nghệ An thực sự khốn khó nếu chỉ trông chờ vào sản xuất truyền thống. Ảnh: Việt Khánh.

Đồng bào miền Tây Nghệ An thực sự khốn khó nếu chỉ trông chờ vào sản xuất truyền thống. Ảnh: Việt Khánh

Lấy huyện miền núi Quỳ Châu làm điểm, trong 6 tháng đầu năm số lao động tham gia học nghề sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng của địa phương đạt gần 600 người; kết quả tổ chức phân luồng hướng nghiệp cho học sinh đang đi đúng hướng, qua thống kế có 48 em đăng ký tham gia học phổ thông gắn với trung cấp nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện là 49%, trong đó tỷ lệ được cấp chứng chỉ đạt 25%.

Từ diễn biến thực tế tại Nghệ An, thấy rằng chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo ra những chuyển biến tích cực. Ở khía cạnh ngược lại, điểm trừ là tiến độ chung còn chậm. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra, chủ quan cũng có mà khách quan cũng nhiều.

Trên thực tế thì đối tượng được hỗ trợ “chênh lệch” quá lớn so với nhu cầu; một số nội dung được cấp nhiều vốn nhưng không có, hoặc thiếu đối tượng thụ hưởng; một số nội dung có nhu cầu, đối tượng thụ hưởng lớn nhưng nguồn phân bổ lại ít; đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn lúng túng trong tổ chức, thực hiện, lực lượng công chức cấp xã không đồng đều, thường xuyên biến động, do đó mất nhiều thời gian để cập nhật thông tin và làm quen với công việc; thiếu cán bộ chuyên trách…

Những yếu tố nêu trên chỉ là bề nổi, sâu xa hơn cả xuất phát từ hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành và cơ chế, hướng dẫn chưa nhất quán, thiếu đồng bộ. Chương trình có sự tham gia chủ trì của nhiều Bộ, ngành Trung ương nhưng một số nội dung chưa rõ, đặc biệt là đối tượng thụ hưởng, định mức chi, quy trình thực hiện, trình tự thủ tục thanh quyết toán,… điều này gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu và triển khai.

Có việc làm ổn định sẽ giảm tải áp lực cơm áo gạo tiền cho số đông người dân miền núi. Ảnh: Việt Khánh.

Có việc làm ổn định sẽ giảm tải áp lực cơm áo gạo tiền cho số đông người dân miền núi. Ảnh: Việt Khánh

Đây là điều dễ hiểu vì Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có phạm vi và khối lượng thực thi quá lớn, nhất thiết cần thêm thời gian để hòa vào nhịp đập. Tin rằng khi tháo gỡ hoàn toàn vướng mắc, diện mạo miền Tây Nghệ An sẽ được nâng tầm thấy rõ. Riêng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là lời giải hữu ích cho bài toán tìm kiếm việc làm vốn tồn tại dai dẳng bấy lâu, qua đó mở ra cơ hội cho đồng bào cho các huyện vùng cao.

Để nâng cao hiệu quả của Tiểu dự án 3 - Dự án 5, các đơn vị liên quan đề xuất bổ sung đối tượng thụ hưởng “người lao động là người dân tộc thiểu số không sinh sống trên địa bàn vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện không nằm ở địa bàn vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.
Đồng thời sửa đổi nội dung quy định “tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thành “tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây