Một số giải pháp bảo vệ và tái tạo rừng

Thứ tư - 21/07/2021 04:28 1.205 0
1 Bảo vệ rừng.
 
- Đối với diện tích rừng phòng hộ:
Thực hiện phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước rừng và đất rừng trên địa bàn cho chính quyền các cấp.
Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân, học sinh nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa nhận thức được vai trò, ý nghĩa của rừng và tác hại khủng khiếp đến đời sống nếu rừng bị con người tàn phá.
Đóng mốc ranh giới các loại rừng và rà soát công tác giao khoán cho các tổ chức, cá nhân nhận bảo vệ rừng theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006. Về việc ban hành Quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và đề án tái cơ cẩu ngành.
Đóng cửa khai thác rừng tự nhiên. Triệt phá hiệu quả tệ nạn chặt phá, khai thác, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã.
Điều tra xứ lý nghiêm các tổ chức, đầu nậu chuyên móc nổi khai thác trộm, buôn bán lâm sản, động vật hoang dạ trái phép.
Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
- Đối với diện tích rừng trồng phòng hộ kết hợp sản xuất: Ngoài biện pháp nêu trên, phải thực hiện tốt quy trình kỹ thuật lâm sinh như chăm sóc, tỉa thưa, tạo tán, khắc phục tình trạng thả rông gia súc vào rừng mới trồng, tạo điều kiện cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Khai thác đúng quy phạm thiết kế.
 
2- Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.
 
Đối với diện tích phòng hộ nơi núi cao, địa hình phức tạp, xa xôi áp dụng biện pháp tự phục hồi rừng.
 Đổi với diện tích rừng trồng phòng hộ kết hợp sản xuất: phân bổ nơi thuận lợi áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên, phát dọn dây leo, cây cong queo, sâu bệnh, nơi cây tái sinh thiếu trồng bổ sung cây bản địa.
 
3- Tu bổ rừng tự nhiên.
 
- Diện tích rừng phòng hộ gần đường giao thông, khu dân cư, tập trung hàng chục ha. Thực hiện biện pháp chặt loại bỏ cây cong, sâu bệnh, điều chỉnh mật độ, mở rộng không gian dinh dưỡng, nơi đất trống trồng bổ sung.
 
 4- Tạo tán, tỉa thưa rừng trồng.
 
Rừng trồng năm thứ 2, 3: Thực hiện việc tỉa cành tạo tán nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển cân đối. Năm thứ 4, chặt bỏ cây sâu bệnh, cây gãy đổ, điều chỉnh mật độ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh.
 
5- Trồng rừng mới.
 
a- Trồng rừng đầu nguồn: 
 
 Lựa chọn cây trồng: Cây trồng, chú yếu cây bản địa, cây phải phù hợp với điều kiện sinh thái, dễ trồng thành rừng. Cây sống lâu năm, có bộ rễ phát triển, ăn sâu, tán lá rậm thường xanh, thích hợp với phương thức trồng hỗn giao, cây có khả năng chịu hạn, có thể sống ở nhiều điều kiện lập địa, nhất là điều kiện lập địa cực đoan.
Lập địa phù hợp: Đất Feralit phát triển trên đá mác ma, phiến thạch sét, đá trầm tích. Độ dày tầng đất cấp 1>50cm hoặc cấp 2<20-50cm. Loài cây trồng: Pờ mu, lim xanh, mỡ, cồng, ràng ràng, lát hoa,  keo hạt, mét, trầm hương, sao, tếch, sưa…
Xứ lý thực bì: Phát băng theo đường đồng mức, xếp về hai phía. Đào hố trồng. Trồng theo phương thức hỗn giao ít nhất ba loài. Mật độ trồng 1.600-2000cây/ha.
 
b-Trồng rừng phòng hộ chống gió, cát bay ven biển.
 
Rừng chống cát bay trên đất cát, đụn cát, rừng trên các bãi cát mới bồi ven biển.
Lựa chọn các loài cây thân gỗ thường xanh có lá dày, có bộ rễ phát triển sâu, rộng, khỏe, vững. Lá có cẩu tạo hạn chế thoát nước. Có khả năng chống chịu gió bão, có thể sinh trưởng và phát triển thành rừng trong điều kiện khô hạn, nóng có hơi mặn. Cây đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng mà không ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ.
Cây trồng phố biến là các dòng phi lau, xoan chịu hạn. Mật độ trồng 5.000 cây/ha. Trồng thành hàng. Cây cách cây 1m, hàng cách hàng 2m. Trồng rễ trần, cây cao 70-80 cm, đường kính >1cm, trồng vào những ngày mưa, đầu mùa.
Bề dày của giải rừng tối thiểu 100m. Những nơi các cồn cát di động trồng mật độ 10.000 cây/ha để cố định cát.
 
 c- Trồng rừng phòng hộ chống sóng, xói lở bờ biển.
 
Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển phải có ít nhất một đai rừng tối thiếu 30m, gồm những hàng cây khép tán, trồng so le nhau theo hướng sóng chính.
Các đai rừng trồng quy định như sau:
Đổi với vùng ven biển: Từ 200- 500m
Đổi với vùng cửa sông: Từ 50- 100m
Loài cây trồng chịu được môi trường ngập nước, có bộ rễ phát triển sâu, khỏe, vững chắc, tán lá dày, thường xanh. Cây có khả năng chống chịu gió, bão, sóng nước.
Loại cây trồng là Sú, Bần, Đước.
Phương thức trồng: Trồng thuần loại. Mật độ trồng 10.000-20.000 cây/ha. Cây con đem trồng thường là mầm hoặc rễ trần. Mùa trồng: Tháng 5-7 hàng năm.
Châm sóc và bảo vệ: Kiểm tra loại bỏ còng, ốc, cua bám ăn lá non hoặc hà biển bám vào thân cây.
 
d- Trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
 
Diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái được xác định bình quân khoảng 20m2/người.
Tiêu chí lựa chọn cây trồng: Cây đa tác dụng, sống lâu năm, chịu bụi, chịu khói, khí thái, giám tiếng ồn .Cây có bộ rễ ăn sâu, ít bị đổ gãy, chắc khỏe, có hình dáng thân, tán đẹp, lá thường xanh, màu sắc đa dạng, có hoa và mùi hương dễ chịu. Cây không gây ô nhiệm môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe con người và không hấp dẫn côn trùng.
Loài cây trồng: Sao đen, Xà cừ, Tếch, Sấu, Viết, Xoan ta, Lim xanh, Lát hoa, Keo tai tượng, Bàng, Bằng lăng, Sữa, Sưa, Thông Caribe, Chò, Phượng..
 
 e- Trồng  rừng kinh tế.
 
Loại cây trồng: Ràng ràng, vạng trứng, sấu, lát hoa, mỡ (Phục vụ sản xuất đồ mộc). Đất Feralit phát triển trên đá mác ma, phiến thạch sét, đá trầm tích. Độ dày tầng đất cấp 1>50cm hoặc cấp 2<50cm.
Xứ lý thực bì: phát băng theo đường đồng mức, bang rộng bằng cây mẹ gieo giống. Có thể phát đốt. Mật độ trồng: 1.666 cây/ha(Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m). Cây con được tạo bằng bầu theo quy trình kỹ thuật trồng cây bản địa. Giống phải có xuất xứ tại các vườn giống tuyển chọn.
 Trồng rừng nguyên liệu (Bao gồm các keo lai, bạch đàn lai tạo bằng phương pháp dâm hom).Đất feralit phát triển trên đá mác ma, phiến thạch sét, trầm tích độ dày tầng đất cấp 1(>50cm, tỷ lệ đá lẫn<50%). Mật độ trồng: 1.666 cây/ha(Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m). Cây con được tạo phương pháp dâm hom, giống phải có xuất xứ tại các vườn giống. Trước khi trồng nên trồng cây che bóng kết hợp cải tạo đất.
 
Kết luận:
 
Ổn định quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Thực hiện các giải pháp lâm sinh tích cực để rừng sinh trưởng phát triển, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả vai trò phòng hộ, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai là giải pháp tích cực hiệu quả góp phần chống biến đổi khí hậu trong quá trình hấp phụ CO2.

Tác giả bài viết: Hoàng văn Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây