Các giải pháp quản lý môi trường trong giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thứ năm - 19/08/2021 05:26 461 0
Các giải pháp quản lý môi trường trong giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
                                                                                                Lê Thủy
            Nghệ An là địa phương có số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn, nguồn thịt sau giết mổ không chỉ cung cấp thị trường trong tỉnh mà còn ở tỉnh khác. Theo thống kê của Chi cục Thú y Nghệ An, tính tới T7/2017, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 49 cơ sở giết mổ gia súc tập trung phân bố tại 10 huyện, thành đạt 39,2% so với Quyết định số 5008/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Nghệ An. Trong đó có 42 cơ sở giết mổ lợn, 02 cơ sở giết mổ trâu, bò; 05 cơ sở giết mổ hỗn hợp gồm trâu, bò, lợn, gia cầm. Hầu hết các điểm giết mổ trên địa bàn tỉnh có công suất còn thấp. Trong tổng số 49 cơ sở giết mổ được điều tra có 5 cơ sở có công suất dưới 5 con/ngày, chiếm tỷ lệ 10,2%; công suất giết mổ từ 5 – 10 con/ngày có 13 cơ sở, chiếm tỷ lệ 26,5%; công suất giết mổ > 15 con/ngày có 14 cơ sở, chiếm 28,6%. Ngoài ra còn có nhiều điểm nhỏ, lẻ phân tán rải rác ở các hộ gia đình, nhà hàng, chợ...Hầu hết các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán ở tại hộ gia đình nhà hàng, chợ,... lại hầu hết nằm ngay trong khu dân cư và việc đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm khó kiểm soát.    
            Các vấn đề về môi trường của các cơ sơ giết mổ trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu liên quan đến các nguồn thải bao gồm: Nước thải, Khí thải, Chất thải rắn. Hiện trạng xử lý các nguồn thải rắn: Phân thải từ các cơ sở giết mổ được gom vào đống, một số cơ sở có ủ vôi và đem ra đồng ruộng bón cho cây trồng và hoa màu. Một phần chất thải từ quá trình làm sạch phủ tạng, làm lông đuợc thải ra môi trường cùng với nước thải ra ao, hồ, ngòi, kênh... Đối với nước thải: Trong các cơ sở giết mổ điều tra chỉ có 59% cơ sở giết mổ nào có xử lý chất thải bằng biogas, còn lại 41% cơ sở chưa có hệ thống biogas, một số cơ sở có hệ thống bể tự hoại, bể phốt, một số cơ sở còn thải trực tiếp ra ao tiếp nhận xung quanh khu vực lò mổ. Chính các nguồn thải này chưa được xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh khu vực các cơ sở giết mổ tập trung, các điểm giết mổ nhỏ lẻ.
            Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đa có 20 lò giết mổ được sử dụng vốn tài trợ của dự án LIPSAP phục vụ cho việc đầu tư, nâng cấp sơ sở hạ tầng phục vụ cho giết mổ. Vì vậy, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm có phần được cải thiện hơn. Còn lại, nhiều lò mổ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống xử lý chưa được đầu tư hoặc đã bị hư hỏng không còn đảm bảo cho việc xử lý chất thải.
            Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:
* Giải pháp về chính sách, quản lý
- Thực hiện thu hút, ưu đãi đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo các chính sách hiện hành của UBND tỉnh.
- Chính sách về tín dụng: Các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
- Chính sách về đất đai: Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy định hiện hành.
            - Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển, giết mổ, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm.
            + Phân cấp thực hiện kiểm soát giết mổ
UBND huyện, thành, thị phân công, phân cấp cho Trạm Thú y huyện hoặc UBND các xã để bố trí hợp lý việc phân công cán bộ chuyên môn thực hiện việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung.
            + Quản lý hoạt động giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ.
* Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí
            - Phổ biến chủ trương chính sách ưu đại của huyện, tỉnh để các cái nhân đủ năng lực biết và mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo.
            - Tuyên truyền nâng cáo trách nhiệm của người kinh doanh chú cơ sở giết mổ bảo vệ môi trường sinh thái.
            - Mở các lớp tập huấn về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo dục đạo đức, tác phong, lề lối làm việc.
            - Thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ, phát hiện chấn chỉnh kịp thời và xứ lý thật nghiêm cán bộ Thú y vi phạm.
            - Khuyến khích vận động các hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán vào các cơ sở giết mổ tập trung.
* Giải pháp về khoa học, công nghệ
            - Xây dựng các mẫu mô hình cơ sở GMGSGC  bảo đảm VSATTP, phù hợp, khả thi với các điều kiện địa lý, hình thái kinh tế khác nhau của các địa phương trong tỉnh.
            - Xây dựng các mô hình mẫu áp dụng hệ thống GMP, GHP, HACCP trong hoạt động GMGSGC.
            - Xây dựng và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện việc đảm bảo VSATTP trong vận chuyển thịt, sản phẩm thịt  phù hợp, khả thi  với các phương tiện vận chuyển hiện hành tại các vùng miền khác nhau trong nước.
             - Xây dựng mô hình khép kín, chuỗi quản lý, giám sát kiểm soát hoạt động vận chuyển cung cấp gia súc, gia cầm giết mổ, vận chuyển thịt, sản phẩm thịt tươi sống giữa các thành phố trọng điểm về kinh tế, du lịch với các vùng phụ cận liên quan.
            - Xây dựng các cơ sở giết mổ phải đạt yêu cầu về quy định của luật thú y. Tuân thủ các quy định của bảo vệ môi trường trong thiết kế xây dựng và quá trình đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi trường từ hoạt động giết mổ.
            - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các quy chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, thực hiện lồng ghép các chương trình dự án, đề án để tạo nghiệp vụ cho chủ các cơ sở và các hộ hành nghề giết mổ.
- Đối với các địa điểm giết mổ cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc có biện pháp thu gom, xử lý sơ bộ trước khi thải vào cống dẫn nước thải, tách riêng hệ thống xử lý nước thải cho giết mổ GSGC.
- Phải tiến hành khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực nuôi nhốt GSGC chờ giết mổ ngay sau khi động vật được đưa đi giết mổ.
* Giải pháp về tài chính, cơ sở hạ tầng
            - Huy động các nguồn từ các chương trình tín dụng, các nguồn dự án tài trợ khác nhằm tạo điều kiện cho cái nhân, tổ chức vay để xây dựng lò mổ.
            -Cần điều chỉnh lại chi phí trả cho lò mổ nhằm đảm bảo hoạt động của lò. Tùy theo biến động mặt bằng giá chung trên thị trường, các Sở ban, ngành liên quan điều chỉnh, thông báo khung giá đảm bảo mức thu cho phù hợp trong từng thời kỳ.

 

Tác giả bài viết: Thu Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây