Khám phá núi PhuXaiLaiLeng có độ cao tuyệt đối 2.711m, cao nhất dãy Trường Sơn, được coi là nóc nhà của Bắc miền Trung của Việt Nam và Trung Lào. Một cao điểm bao quát tới đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại của hai nước Việt – Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của hai dân tộc (nay bộ đội biên phòng hai nước còn trấn giữ). Thiên nhiên ở đây hùng vĩ, nhiều cảnh quan đẹp của rừng mưa nhiệt đới, rừng Á nhiệt đới núi cao, rừng cảnh tiên trên đỉnh núi muôn màu muôn vẻ đa dangj sinh vật. Nếu may mắn, từ đây có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của Việt Nam xuyên lục địa tới tận biển Nam Hải và nước bạn Lào tới tận biên giới đông bắc Thái Lan trong những ngày đẹp trời.
Chiêm ngưỡng những sinh vật khổng lồ gây ấn tượng khó quên. Cây Samu dầu (SMD) di sản ở đầu nguồn Khe Bu – Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát là một thí dụ, đường kính thân tới 5,5m, chiều cao 70m, lừng lững một góc trời. Hơn thế nữa, năm 1997, trong cuộc khảo sát xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật và Dự án đầu tư Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, các nhà khoa học rất kinh ngạc khi gặp một cá thể SMD cực lớn, mười hai người vòng quanh thân chưa xuể, ở độ tuổi tráng niên còn rất tươi tốt tại đầu nguồn Nậm Giải.
Từ tài liệu nghiên cứu trong công tác họ cho rằng SMD Nghệ An có thể nằm trong tốp 10 cây lớn nhất và đẹp nhất của quả đất, thân không có bạnh vè, một cột hình trụ thẳng đứng lên tới 50m dưới cành vượt tán rừng trên 30m hùng vĩ dưới trời xanh. Không ai bảo ai đều cảm nhận hạnh phúc trong đời một lân được chiêm ngưỡng nó.
Năm 2015, ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt đã khảo sát, lập hồ sơ đề nghị và đã được hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam kiểm định, quyết định công nhận một quần thể SMD thuần loài 56 cá thể và 7 cá thể cây Săng vì là di sản quốc gia. Sự có mặt của cây SMD khổng lồ và quần thể SMD thuần loài là di sản quốc gia tại các VQG và Khu BTTN làm tăng đáng kể tính haaos dẫn của du khách tại các tuyến du lịch sinh thái về cội nguồn của tự nhiên. Theo chúng tôi nếu ra càng nghiên cứu tìm tòi thì ngoài SMD và Săng vì đã nói ở trên chúng ta cũng có thể có thêm những loài cây to lớn khác. Nếu may mắn chúng ta cũng có thể gặp những loài động vật tầm vóc to lớn như voi, bò tót, hổ, báo, đại bàng, phượng hoàng đất, niệc cổ hung đã bị tuyệt chủng nhiều noiw trên thế giới, rừng miền Tây Nghệ An vẫn tòn tại.
Hệ thống sông suối núi đèo của miền Tây Nghệ An cũng chứa nhiều cảnh đẹp hùng vĩ – Sông Cả, Sông Hiếu, Sông Con và các chi lưu của nó: Sông Giăng, Rào Rô, Nậm Mô, Nậm Nơn, Khe Kiền, Thác Làng Yên, Thác Liếp, Thác Kèm, Thác Sao Va, Thác bảy tầng Nậm Giải. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện cũng tạo nên các hồ trên núi tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó là những điểm dân cư – làng bản các dân tộc anh em: Kinh, Thái, Thổ, Khơ mú, Ơ Đu, Đan Lai, H’mông giàu bản sắc. Họ là đối tượng để du khách giao lưu nghiên cứu học hỏi chiêm ngưỡng những điều mới lạ vừa là đối tác phục vụ du khách, hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao truyền thống, giải quyết nơi cư trú, ẩm thực dân dã cần được tổ chức lại để phát triển du lịch cộng đồng.
Thế mạnh trong miền là có 8 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và 40 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh, chứa đựng nhiều truyển thuyết cổ tích thời Lý, Trần. Đặc biệt con đường thương đạo mà Bình Định Vương Lê Lowik tiến quân từ căn cứ địa Lam Sơn – Thanh Hoá sang miền Tây xứ Nghệ “địa hình nhân kiệt” để có “miền trà làn trúc chẻ tro bay” (Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo) góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn đất nước đuổi quân xâm lược phương Bắc – Nhà Minh về nước.
Bên cạnh các di tích là các lễ hội diễn ra hàng năm trong cả bốn mùa làm phong phú thêm các mùa du lịch.
Tóm lại, thiên nhiên và cộng đồng dân cư miền Tây Xứ Nghệ tiềm ẩn nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái nhân văn, cần được nghiên cứu tổ chức để có bước đột phá góp phần đưa ngành công nghiệp du lịch sinh thái tỉnh nhà thành ngành kinh tế mũi nhọn