Mô hình ứng dụng KHCN trong sản xuất và đời sống

Một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ chuột, ốc bươu vàng và cỏ dại trên lúavụ Xuân năm 2022

  •   26/03/2022 04:31:18 AM
  •   Đã xem: 825
  •   Phản hồi: 0
Vụ Xuân được xem là vụ sản xuất chính, quyết định mục tiêu sản lượng lương thực cả năm. Năm 2022, toàn tỉnh dự kiến gieo cấy trên 91.000 ha lúa Xuân. Để đảm bảo sản xuất thắng lợi thì ngoài thực hiện tốt các khâu như giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc thì việc phòng trừ dịch hại là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng.
Cán bộ Tỉnh, huyện, xã Hùng Tiển kiểm tra mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học sử dụng chế phẩm Probiotic tại hộ chi Nguyễn Thị Hà xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn Nghệ An.

Hiệu quả chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học sử dụng chế phẩm sinh học propiotic năm 2021

  •   26/03/2022 04:25:38 AM
  •   Đã xem: 527
  •   Phản hồi: 0
Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm được người dân trong cả tỉnh rất quan tâm, nhất là ở xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn chăn nuôi gà đã được nhà nhà biết đến. Mặc dù vậy, người dân nơi đây đang nuôi theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ lẻ, chưa chú trọng đến công tác phòng bệnh nên tỷ lệ nuôi sống thấp, thời gian nuôi kéo dài, dịch bệnh thường xẩy ra trên đàn vật nuôi dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm (thịt, trứng) chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
​​​​​​​Được nắng hương trầm sẽ giữ được mùi hương đặc trưng và đảm bảo chất lượng

Độc đáo làng nghề hương trầm Liên Đức xã Thanh Liên – Thanh Chương

  •   26/03/2022 04:14:27 AM
  •   Đã xem: 608
  •   Phản hồi: 0
Vừa đặt chân đến làng đã thoảng mùi hương của trầm, quế, hồi… và tiếng râm ran nói chuyện của những người lao động cùng với âm thanh vang ra của các loại máy đang hoạt động… tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp của công việc sản xuất hương trầm Liên Đức ở xã Thanh Liên (Thanh Chương – Nghệ An)
Mô hình nuôi dê tại hộ ông Đậu Trọng Hiệp Xóm 4- Đại Thành- Yên Thành

Đại Thành- Yên Thành: Chăn nuôi dê hướng thịt đạt hiệu quả kinh tế cao

  •   26/03/2022 04:03:56 AM
  •   Đã xem: 479
  •   Phản hồi: 0
Vài năm gần đây, mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt đã được nhiều địa phương trong tỉnh áp dụng. Xã Đại Thành - huyện Yên Thành là một trong những xã phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt, từ đó mở ra hướng làm ăn kinh tế mới cho người nông dân.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An kiểm tra mô hình nuôi cá Chẽm tại hộ Ông Hồ Đình Lộc, Phường Mai Hùng, Thị xã Hoàng Mai

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi thương phẩm cá Chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm

  •   17/01/2022 07:17:20 AM
  •   Đã xem: 415
  •   Phản hồi: 0
Cá Chẽm, là một loài cá có giá trị kinh tế cao và đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản cả quy mô nhỏ và quy mô lớn. Để khẳng định hiệu quả cũng như giá trị kinh tế của loài cá này, Năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại Phường Mai Hùng, Thị xã Hoàng Mai với quy mô 01 ha gồm 2 hộ tham gia.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường – UV Ban thường vụ, Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và đồng chí Bùi Đình Long – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ an trao giấy khen cho các cá nhân đạt giải cao trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Nghệ An

Ngành Khoa học và Công nghệ Nghệ An – một năm nhìn lại

  •   17/01/2022 07:05:27 AM
  •   Đã xem: 490
  •   Phản hồi: 0
Đoàn kiểm tra nghiệm thu mô hình

Mô hình Chăn nuôi vịt bầu Qùy thương phẩm cho hiệu quả cao.

  •   13/12/2021 03:56:01 AM
  •   Đã xem: 526
  •   Phản hồi: 0
“Nhất vịt bầu Quỳ, nhì gà chín cựa”, đến Qùy Hợp, Qùy Châu, Quế Phong mà chưa ăn vịt bầu Qùy là chưa phải đã đến đất Qùy, đây là câu nói truyền miệng của người dân ở miền Tây Bắc Nghệ An. Vịt bầu Qùy là giống vịt bản địa, có khả năng sinh sản và cho chất lượng thịt, trứng thơm ngon, độ dinh dưỡng cao.

Thực trạng phát triển sản phẩm làng nghề ở huyện Tân Kỳ: Kiến nghị và đề xuất

  •   12/12/2021 10:46:18 PM
  •   Đã xem: 1035
  •   Phản hồi: 0
Tân Kỳ là một huyện một huyện miến Núi của tỉnh Nghệ An, được thành lập ngày 19/4/1963 theo Quyết định số 52- CP của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ngày đầu thành lập, huyện có 13 xã, gồm: Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Phúc, Giai Xuân,Tân Hợp, Tiên Đồng (Là các xã của huyện Nghĩa Đàn), Hương Sơn, Phú Sơn, Kỳ Sơn (thuộc các xã của huyện Anh Sơn). Trong quá trình xây dựng và phát triển, đã chia tách một số xã và thành lập một số xã mới từ các Nông trường quốc doanh: Sông Con, An Nghãi, Vực Rồng. Đến nay huyện có 22 đơn vị hành chính, trong đó có 21 xã và 1 thị trấn.

Thực trạng bảo tồn và phát triển một số sản phẩm đặc sản ở huyện Tân Kỳ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nông thôn mới

  •   12/12/2021 10:44:56 PM
  •   Đã xem: 678
  •   Phản hồi: 0
Tân Kỳ là huyện miền núi thấp của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh khoảng 90 km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên: 72.581 ha (chiếm 4,42% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) với 22 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 1 thị trấn và 21 xã) và 151 xóm bản. Dân cư có 36.957 hộ với 147.957 người, chiếm 4,35% dân số của toàn tỉnh (là huyện có dân số lớn thứ 9 trong tỉnh); Là trung tâm phát triển giao lưu văn hóa giữa dân cư các xã vùng đồng bằng với các xã miền đồi núi và rẻo cao. Là đầu mối giao lưu, phát triển kinh tế vùng núi Tây Bắc của tỉnh Nghệ An với cả nước thông qua hệ thống giao thông: Đường Hồ Chí Minh chạy dọc qua toàn huyện, đường Quốc lộ 15B, 48E, 48D đường Tỉnh lộ 534B, 534D... và tuyến đường thuỷ Sông Con tạo điều kiện thuận lợi cơ bản về giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Hội thảo: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ

Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030” và vấn đề phát triển đặc sản thành hàng hóa

  •   12/12/2021 10:31:59 PM
  •   Đã xem: 474
  •   Phản hồi: 0
Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An luôn xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn là nội dung cốt lõi của chương trình. Ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 09/5/2018 về việc phê duyệt chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” Nghệ An xác định đây là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị là giải pháp nhiệm vụ quan trọng trong Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới gắn với xây dựng NTM bền vững. Để thực hiện Chương trình MTQG “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) Nghệ An đã Ban hành Đề án số 729/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 Phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 -2020 định hướng đến năm 2030. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ, cụ thể:
Hôi thảo: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở  huyện Tân Kỳ

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, phát triển chuỗi cửa hàng nông sản sạch trong phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

  •   12/12/2021 10:20:24 PM
  •   Đã xem: 512
  •   Phản hồi: 0
Chúng ta phải khẳng định rằng trước sự phát triển không ngừng của sản xuất; tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ; và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và thị trường quốc tế thì vấn đề quản lý, kiểm soát, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất đến hệ thống tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn thực phẩm nông sản càng được đặt ra hết sức cấp bách, đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, mang tính định hướng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động sản xuất nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.
Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ

BÀI PHỎNG VẤN ĐỒNG CHÍ NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ nói riêng

  •   12/12/2021 10:14:10 PM
  •   Đã xem: 710
  •   Phản hồi: 0
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nghệ An khóa VI, nhiệm kỳ 2019- 2024 và kế hoạch công tác năm 2021. Ngày 27/10/2021, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Tân Kỳ tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”.Để giúp độc giả nắm rõ hơn về các sản phẩm cây, con đặc sản chủ lực tại Nghệ An nói chung, huyện Tân kỳ nói riêng, phóng viên (P.V) Tạp san Khoa học và Ứng dụng có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/C) Nguyễn Thị Thu Hường, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Nghệ An về vấn đề này!
Toàn cảnh hội thảo

PHÁT TRIỂN ĐẶC SẢN HÀNG HÓA CỦA TÂN KỲ THÀNH SẢN PHẨM OCOP GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

  •   12/12/2021 10:07:55 PM
  •   Đã xem: 465
  •   Phản hồi: 0
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có thể nói là không mới trên thế giới. Trước đây, đã có chương trình “Làng mới” của Hàn Quốc, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Nhật Bản,… cũng có nhiều nội dung tương tự. Nhưng những chương trình này thường bao hàm nhiều nội dung phát triển ở nông thôn, từ hạ tầng, cơ sở sản xuất, vai trò chủ thể của người dân,… Sau này, Thái Lan được coi là quốc gia thành công nhất về OCOP khi hình thành được 72.000 sản phẩm với nhiều kênh phân phối hiệu quả sau 16 năm triển khai chương trình.

PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC SẢN, SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG NGHỆ AN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  •   12/12/2021 10:04:24 PM
  •   Đã xem: 793
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay, “đặc sản” là thuật ngữ mà trên thế giới và tại Việt Nam chưa có một quy định hay định nghĩa nào thật sự chính xác và bao hàm hết được các ý nghĩa. Theo cách hiểu được công nhận khá rộng rãi hiện nay, “Đặc sản” là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm, hàng hóa (thường là nông sản) mang tính đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền hay một địa phương nào đó. Khái niệm đặc sản cũng không nhất thiết chỉ về những sản phẩm, sản vật được ra đời đầu tiên tại vùng, miền hay địa phương nhưng nó mang tính chất thông dụng, phổ biến tại địa phương hay có chất lượng cao hơn hẳn những sản phẩm cùng loại và được nhân dân địa phương coi như sản phẩm truyền thống của địa phương mình.

Thành phố Vinh: Xây dựng mô hình nuôi cá thát lát cườm gắn với tiêu thụ sản phẩm

  •   22/09/2021 10:15:23 PM
  •   Đã xem: 204
  •   Phản hồi: 0
Cá thát lát cườm (Notopterus notopterus) là loài bản địa, cá có phẩm chất thịt thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Kỹ thuật ủ lá sắn làm thức ăn cho vật nuôi

  •   21/07/2021 04:20:31 AM
  •   Đã xem: 778
  •   Phản hồi: 0
Sắn là cây trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên người trồng sắn thường chủ yếu mới sử dụng củ sắn để ăn, tinh bột sắn để làm bánh kẹo, mì chính, . . .. Lá sắn thường được để gìà, khô rụng xuống đất, bỏ phí. Trong khi chúng là một nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thê sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi (trâu bò, dê, lợn, gà vịt, . . .) rất tốt.
Các giải pháp xử lý và khai thác nguồn năng lượng sinh khối từ rơm rạ

Các giải pháp xử lý và khai thác nguồn năng lượng sinh khối từ rơm rạ

  •   24/06/2021 11:27:19 PM
  •   Đã xem: 397
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay các nguồn năng lượng truyền thống như: dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang ngày một cạn kiệt. Vì vậy, cần phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế. Giải pháp hiện nay là nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Với vị trí địa lý cũng và hệ thực vật tự nhiên phong phú, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối (NLSK).

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây