Khai thác tiềm năng, lợi thế ngành kinh tế sinh thái hoa, cây cảnh
Thứ tư - 04/12/2024 22:17850
Việt Nam là quốc gia rất có tiềm năng phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn và kinh tế sinh thái, trong đó thế mạnh rất lớn về phát triển hoa cảnh, cây cảnh. Nguồn gen hoa cảnh, cây cảnh phong phú, trong đó có nhiều nguồn gen quý, có giá trị cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Thị trường nội địa tiềm năng với xu thế đô thị hóa nhanh, nhiều tỉnh, thành phố đã nhận thức, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của sinh vật cảnh để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều địa phương đã quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh, làng nghề sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh quy trình công nghệ cao. Ngành kinh tế sinh thái hoa, cây cảnh hoa, cây cảnh ngày càng phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo, trở thành ngành kinh tế sinh thái, gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, phát triển sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái với những sản phẩm đặc hữu có giá trị cao. Những năm gần đây, nghề trồng hoa, cây cảnh ở nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh phát triển toàn diện, bền vững với nhiều nhóm ngành, lĩnh vực, đa dạng chủng loại sản phẩm, nhiều sản phẩm có giá trị cao, phấn đấu có các sản phẩm có thương hiệu, thị trường, đủ điều kiện xuất khẩu. Phát triển hoa cây cảnh - ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. 1. Một số kết quả đạt được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển hoa cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường hình và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện cả nước có khoảng 45 nghìn ha tập trung chuyên canh trồng hoa cây cảnh, phân bố đều ở cả hai miền. (Số liệu này chưa bao gồm diện tích hoa cây cảnh trồng phân tán tại các hộ gia đình). So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2019 đã tăng 6,6 lần, giá trị sản lượng tăng 17,2 lần. Tại một số tỉnh như: Hà Nội, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp... mức tăng giá trị trên một đơn vị ha trồng hoa, cây cảnh cao gấp 2-3 lần so với các cây nông nghiệp khác. Nhiều mô hình đạt từ 1,3 tỷ đến 2,2 tỷ đồng/ ha/năm. Hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh đã có những đóng góp tích cực trong kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành rau, hoa quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo thêm việc làm, cải thiện môi trường sống, tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Nhu cầu về hoa cây cảnh trên thị trường ngày càng tăng mạnh. Chỉ tính trong 5 năm gần đây, nhu cầu hoa cây cảnh bình quân tăng khoảng 15%/năm, đây được xem là tiền đề cho việc phát triển trồng hoa, cây cảnh thành hàng hóa lớn. Trong vòng 10 năm (2005 - 2015) diện tích hoa đã tăng hơn 2,3 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần đạt 6.500 tỷ đồng trong đó xuất khẩu trên 60 triệu USD. Mức tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị ha gấp 3 lần, hình thành nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt từ 800 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm ở Lào Cai, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp... Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), nhu cầu về hoa cây cảnh trên thị trường ngày càng tăng mạnh. Chỉ tính trong 5 năm gần đây, nhu cầu hoa cây cảnh bình quân tăng khoảng 15% một năm, là tiền đề cho phát triển hoa cây cảnh một cách bài bản và thành hàng hóa lớn. Theo PGS. TS. Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển hoa cây cảnh. “Vùng trung du miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ có rất nhiều quỹ đất để phát triển lĩnh vực này. Với các lợi thế về khí hậu vùng núi cao mát mẻ quanh năm thích hợp với nhiều loài hoa giống hoa cao cấp, đặc biệt như ở Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên, Lai Châu có điều kiện hình thành các trang trại các doanh nghiệp sản xuất hoa công nghiệp phục vụ nội địa và xuất khẩu”. Hoa cây cảnh được đánh giá là một ngành hàng chủ lực góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt. Trong khi đó, vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu và đặc biệt là sự khéo tay, con mắt tinh tế của người làm nghề của nước ta là những lợi thế không nhỏ trong việc phát triển ngành hoa, cây cảnh. Mặt khác, việc sản xuất hoa cây cảnh không đòi hỏi quá nhiều về đất đai, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lại dễ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong khi cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng thông thường khác trong điều kiện canh tác trong cùng điều kiện tương tác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển ngành hoa, cây cảnh vẫn chưa tương xứng với vị thế tiềm năng. PGS. TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết: Mặc dù hiện nay, sản lượng và thu nhập từ hoa cây cảnh đều tăng, tương lai không xa sẽ là một ngành sản xuất nông nghiệp nhiều tiềm năng góp phần quan trọng công cuộc tái cơ cấu trồng trọt phát triển làng nghề xây dựng nông thôn mới nhưng thực tiễn còn đang có những hạn chế nhất định kìm hãm sự phát triển. Mặc dù đạt được nhiều tích cực, nhưng hiện việc phát triển hoa, cây cảnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Do đó, cần tiếp tục phổ biến, tuyên truyền để phong trào sinh vật cảnh nói chung, lĩnh vực hoa, cây cảnh nói riêng trong thời gian tới ngày càng đa dạng, phong phú, thiết thực và hiệu quả hơn. Sinh vật cảnh vừa là thú chơi mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế xanh mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của đời sống, gắn liền với sự phát triển xã hội. Không chỉ làm đẹp, là món ăn tinh thần, sinh vật cảnh còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xanh, sạch, đẹp khu dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái... Những năm gần đây, sinh vật cảnh đang trở thành một ngành kinh tế đặc hữu, sinh thái với những sản phẩm có giá trị cao cả về văn hóa và kinh tế. 2. Một số khó khăn trong ngành kinh tế sinh thái hoa, cây cảnh Quy mô sản xuất ngành hoa và cây cảnh của tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa khai thác hết tiềm năng về kinh tế, chưa nhiều vườn có diện tích lớn, chưa cung cấp sản phẩm ổn định cho thị trường. Việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh hoa, cây cảnh để phát triển thành một ngành kinh tế sinh thái chưa được nhiều địa phương quan tâm, chú trọng; các chính sách về ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh cũng chưa được triển khai thực hiện rộng rãi. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; Chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh quy mô lớn. Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng hoa cây cảnh còn hạn chế. Chưa có chính sách thuế phù hợp để thúc đẩy ngành trồng hoa công nghệ cao phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Hiện nay, vẫn còn thiếu công nghệ sản xuất tiên tiến sản xuất hoa hướng tới sản xuất theo công nghệ cao với cả dây chuyền thiết bị tiên tiến, liên hoàn từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến. Về mặt này người trồng hoa rất cần được trợ giúp và chuyển giao công nghệ. Hơn thế nữa, việc hầu hết các giống hoa đang được trồng ở Việt Nam là nhập theo con đường không chính thức từ nước ngoài nên không có bản quyền giống cây nên không thể xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu và kinh doanh hoa cây cảnh còn mang tính tự phát; ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế; hoạt động liên kết lỏng lẻo. Cùng với đó, thị trường hoa, cây cảnh xuất hiện những diễn biến phức tạp, nhất là luồng ý kiến trái chiều về các hoạt động sản xuất kinh doanh hoa lan đột biến trong thời gian vừa qua.
3. Giải pháp phát triển ngành kinh tế sinh thái hoa, cây cảnh Hướng phát triển ngành hoa, cây cảnh như một trong những ngành trồng trọt mũi nhọn, Bộ NN&PTNT những năm gần đây cũng xác định thế mạnh và tính hiệu quả của lĩnh vực hoa, cây cảnh. Các viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương thực, thực phẩm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Viện Di truyền Nông nghiệp... đã được đầu tư nhiều chương trình đề tài nghiên cứu chọn tạo giống hoa, các dự án về giống. Nhiều địa phương cũng quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học trồng hoa như hoa hồng, hoa ly, hoa đồng tiền, hoa cúc, đầu tư trang bị nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào... Một là, Ngành trồng hoa, cây cảnh cần có quy hoạch, cơ chế và kế hoạch phát triển bài bản, phù hợp đối với mỗi địa phương; chủ động tham gia, đóng góp tích cực, hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đô thị văn minh, môi trường xanh, sạch, làm giàu cho quê hương, đất nước. Để phát triển ngành hoa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng; Các Bộ ngành và các cơ quan hữu quan nên ưu tiên dành nguồn kinh phí cho việc nghiên cứu, quy hoạch, phát triển hoa, cây cảnh. Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp rà soát những chính sách liên quan đến phát triển hoa, cây cảnh để bổ sung, chỉnh sửa, tháo gỡ những nút thắt trong thực hiện chính sách ở cơ sở nhằm sớm hoàn thiện và ban hành cơ chế chính sách phát triển tạo bước đột phá thúc đẩy ngành trồng hoa cây cảnh thành ngành kinh tế sinh thái. Các sở, ngành tại địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch và bố trí nguồn lực để phát triển ngành hàng hoa, cây cảnh là mũi nhọn và chủ lực, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương trong phát triển kinh tế, cải tạo môi trường nhằm phục vụ chương trình nông thôn mới và phát triển đô thị. Hai là, Chú trọng xây dựng thương hiệu cho các vùng trọng điểm có sản lượng hoa, cây cảnh lớn. Hoàn thiện chu trình khép kín từ nghiên cứu đến sản xuất; tăng cường công tác nghiên cứu gắn với sản xuất quy hoạch một số vùng sản xuất. Tăng cường liên kết “5 Nhà” (Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà đầu tư - Nhà sản xuất - Nhà truyền thông) để nâng cao giá trị giá tăng trong sản xuất hoa cây cảnh phục vụ nhu cầu trong nước, hướng tới xuất khẩu… Phát huy bề dày kinh nghiệm trong việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, trong đó nhiều vùng đã có kinh nghiệm trồng hoa, cây cảnh. Ba là, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoa, cây cảnh; ưu tiên cho việc ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn, tạo giống, nhân giống các giống hoa quý hiếm; tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và sản xuất, thương mại các chủng loại hoa cây cảnh theo quy mô công nghiệp; đưa nghề sản xuất hoa, cây cảnh trở thành một ngành nghề mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, sản xuất hoa, cây cảnh. Phát triển ngành hoa và cây cảnh thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có giá trị kinh tế cao, thì cần có sự đánh giá thực chất, khách quan đối với ngành nghề trồng hoa và cây cảnh; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quy mô công nghiệp, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thị trường. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực hoa, cây cảnh; Phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ sẽ giúp các nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho các đơn vị ngoài nhà nước tham gia sâu hơn trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật sản xuất, định hướng kinh doanh, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Bốn là, các cơ quan khoa học và các chuyên gia nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ tạo ra nhiều giống hoa mới có chất lượng cao và các quy trình công nghệ tiên tiến, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam; Đối với công tác đào tạo các kỹ sư, cán bộ nghiên cứu về hoa cây cảnh nên theo hướng liên kết chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp, tăng cường gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và thực hành. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ thuật, có tay nghề; Năm là, phát triển ổn định và bền vững ngành hàng hoa theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, chưa sản xuất theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh. Tăng cường hỗ trợ đầu tư xúc tiến thương mại về hoa, cây cảnh. Hình thành thị trường giao dịch, bán buôn hoa cây cảnh, gắn với các siêu thị vật tư nông nghiệp và sản phẩm chuyên nông nghiệp, tìm kiếm mở rộng các thị trường xuất khẩu không chỉ hoa mà cả cây cảnh, cây thế, cây bon sai. Đồng thời, củng cố nâng cao sức mạnh và kết nối theo chuỗi sản xuất của hệ thống nông hộ với doanh nghiệp, hình thành hiệp hội hoa ở các vùng trọng điểm được quy hoạch nhằm hỗ trợ nhau trong khoa học, công nghệ, và phát triển thị trường. Vì vậy, ngành hàng rất cần phân tích yêu cầu của từng thị trường, nghiên cứu xu hướng giá cả, hàng hóa cạnh tranh và hội nhập kinh tế sản xuất trong môi trường cạnh tranh cao phải sản xuất nông nghiệp tốt GAP và hàm lượng khoa học công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh về số lượng, chất lượng và về giá. Trên thực tế, cả nước mới có Đà Lạt đầu tư trọng điểm phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất hoa. Kết luận Mặc dù đạt được nhiều tích cực, nhưng hiện việc phát triển hoa, cây cảnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Do đó, cần tiếp tục phổ biến, tuyên truyền để phong trào sinh vật cảnh, hoa, cây cảnh nói riêng trong thời gian tới ngày càng đa dạng, phong phú, thiết thực và hiệu quả hơn. Việc xây dựng chương trình phát triển hoa, cây cảnh là việc làm cần thiết. Phát triển hoa, cây cảnh, không những góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm của nó sẽ đáp ứng nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Xây dựng các vùng chuyên canh hoa, cây cảnh, đề ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy nghề sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh, đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Kết hợp các vùng hoa, cây cảnh, cây thế với du lịch sinh thái, kết nối với du lịch tâm linh và các điểm du lịch danh lam, thắng cảnh; Kết hợp giữa việc xây dựng, hình thành khu sản xuất hoa, cây cảnh với đào tạo cho học sinh, sinh viên, đặc biệt học sinh các cấp tiểu học, trung học, như hình thức trải nghiệm từ thực tế nhằm hình thành nhân sinh quan và cách sống hòa đồng với thiên nhiên, yêu thiên nhiên. Bộ NN&PTNT, ngành sớm xây dựng chương trình mục tiêu phát triển hoa, cây cảnh ở Việt Nam giai đoạn 2025-2050 theo hướng xây dựng và thực hiện được chương trình Quốc gia về nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh thành ngành sản xuất chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sơ ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ tiến tiến nhất của khu vực và thế giới trong các lĩnh vực: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới công nghệ tự động hóa… nhằm thực hiện thắng lợi chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Đặc biệt, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị với diện tích hoa cây cảnh đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu hoa cây cảnh. Quang Vinh
Quy hoạch những vùng hoa phát triển thành nơi thăm quan, du lịch