NÔNG DÂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở NGHỆ AN

Thứ tư - 04/12/2024 22:27 36 0
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, với diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước trên 1,64 triệu ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 292.697 ha; đất lâm nghiệp 1.180.055 ha; Toàn tỉnh có 21 huyện, thành, thị, Đến nay, toàn tỉnh có 319 xã/411 xã đạt chuẩn NTM (đạt 77,61%); 83 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 26,01% xã NTM); 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 3,76% xã NTM); có 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (đạt 45%). Riêng giai đoạn 2021-2023 có 39 xã đạt chuẩn NTM; 91 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn từng bước được nâng lên. Môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh, trật tự được giữ vững. (Báo cáo VP NTM tỉnh Nghệ An)
1. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là là xu thế phát triển nông nghiệp trên thế giới, tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất với trình độ công nghệ cao, mô hình quản trị tiên tiến theo chuỗi từ sản xuất, chế biến bảo quản và tiêu thụ nông sản quy mô hàng hóa, mang lại lợi ích kinh tế vượt trội và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Ngành nông nghiệp xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập. UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 về việc phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chính sách hỗ trợ Nông nghiệp ứng dụng công cao như hỗ trợ: Nhà lưới, nhà màng; hệ thống tưới; Công nghệ về Giống, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến ...
Kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ơ Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
Về Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tỉnh đã thu hút được một số dự án nông nghiệp của các nhà đầu tư lớn và tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước như: Chuỗi dự án do Ngân hàng Bắc Á tài trợ tín dụng và vốn đầu tư: Dự án chăn nuôi và chế biến sữa quy mô công nghiệp tập trung TH (vốn đầu tư 1,2 tỷ USD), dự án trồng rau và hoa trong nhà kính (vốn đầu tư 2.423 tỷ đồng), Dự án nhà máy gỗ Nghệ An (vốn đầu tư 1.896 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất nước tinh khiết và nước hoa quả Núi Tiên (vốn đầu tư 1.177 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất gỗ ván sợi MDF tại huyện Anh Sơn của Công ty CP gỗ MDF Nghệ An (vốn đầu tư 1.754 tỷ đồng); Tập đoàn Mavin (Úc) đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi MavinAustFeed Nghệ An với tổng vốn đầu tư 325 tỷ đồng; Dự án Trung tâm giống heo hạt nhân công nghệ cao tại huyện Anh Sơn (với tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng)…; Dự án về chế biến gỗ của Cty Cổ phần Năng lượng ĐKC đang đầu tư vào lĩnh vực sản xuất viên nén sinh khối với công suất 120.000 tấn tại Khu công nghiệp Nạm Cấm; Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ (viên nén sinh khối) 240.000 tấn tại Khu công nghiệp Vsip Nghệ An.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp nông ứng dụng công nghệ cao là: Cty CP thực phẩm sữa TH; Công ty Vinamilk Nghệ An; Nafood group; Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi MavinAustFeed Nghệ An; Công ty mía đường Nasu, Công ty cổ phần Việt Úc. Điển hình nhất là dự án chăn nuôi Bò sữa của tập Đoàn TH.
Trang trại Bò sữa là TH là trang trại có quy mô chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào loại lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á. Là điểm sáng trong sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao ở Nghệ An cũng như cả nước và đã chứng minh “Công nghệ cao là chìa khóa vàng cho nông nghiệp”
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng CNC của cả doanh nghiệp và người dân là 26.555 ha; Trong đó diện tích đất trồng trọt là 26.104 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 451 ha; chiếm 8,7%/KH đến năm 2030 là 15-20% diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Giá trị sản xuất bình quân đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà.
Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 31/3/2021. Đây là một trong 3 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thành lấp sớm nhất trên cả nước. Mục tiêu: Đến năm 2025, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành ngành kinh tế động lực trong sản xuất và xuất khẩu của toàn khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Xây dựng Nghệ An thành trung tâm sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ và khu vực Miền Trung. (báo cáo sở NN&PTNT năm 2023).
2. Thực trạng về việc nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Đặc thù sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, trình độ kỹ thuật cao, diện tích lớn để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, liên kết sản xuất để tạo chuỗi giá trị kín. Trong khi đó Nông dân chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, trình độ công nghệ, về liên kết sản xuất và rộng đồng còn manh mún không đồng đều nên việc thực hiện áp dụng công nghệ cao trong sản xuất của nông dân còn gặp nhiếu khó khăn.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng CNC của cả doanh nghiệp và người dân đang từng bước được nâng cao.
Về ứng dụng công nghệ sản xuất giống cây trồng khoảng 500 hộ dân: 131,7 ha
Về ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt (ngoài trời) cho một số đối tượng như rau, cây ăn quả, chè…khoảng 20.000 hộ dân:  5.082ha.
Về ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới có 165 nhà với diện tích 26,28 ha của 45 hộ gia đình, Trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như Dưa lưới, cà chua, rau … Cho thu nhập trên 2 tỷ đồng/ha.
Về ứng dụng công nghệ thâm canh cây trồng: SRI có: 9.644,5 ha; ICM: 7.450 ha. (tương đương 57.000 hộ nông dân). Ứng dụng quy trình này giúp giảm chi phí giống, thuốc trừ sâu nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích.
Về ứng dụng công nghệ theo quy trình VietGAP, Organic … có: 356 ha. Người dân chỉ được khoảng 56 ha còn lại của Tập Đoàn TH. Áp dụng quy trình VIETGAP ganic, hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo sản phẩm an toàn cung ứng ra thị trường.
Về ứng dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ (sản xuất đến chế biến, bảo quản) Chủ yếu cho sản phẩm mía, Chè có: 3.090 ha tương đương với 5.000 hộ nông dân.
Về ứng dụng công nghệ khác có: 325 ha.
Tổng đàn bò được nuôi ứng dựng công nghệ cao trên 69.995 con, trong đó 68.990 bò sữa được nuôi theo công nghệ Ixren. Toàn bộ đàn bò được nuôi đều ứng dụng công nghệ cao của hai Doanh nghiệp TH và VINAMIL, Nông dân chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 1.005 con.
Tổng đàn lợn được nuôi ứng dụng công nghệ cao là 87.375; Chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao có 70 trang trại; (báo cáo sở NN&PTNT năm 2023).
3. Một số tồn tại hạn chế như sau
Nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở từng khâu của quá trình sản xuất, mà chưa có nhiều sản phẩm ứng dụng CNC theo chuổi giá trị sản phẩm, nên hiệu quả mang chưa cao, thiếu tính bền vững. Việc ứng dụng các công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, công nghệ sinh học, các quy trình canh tác tiên tiến còn chưa nhiều so với quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn sạch, an toàn (GAP), hữu cơ, globalgap, sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm … còn chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa được quan tâm đúng mức.
Các khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, nhiều sản phẩm năng suất còn thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định dẫn tới khả năng cạnh tranh kém. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn nói chung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng còn ít.
Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp trình độ thấp, khả năng tiếp cận công nghệ còn nhiều hạn chế; lạo động ngoài độ tuổi lao động chiểm tỷ lệ cao.
            Về cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Trung ương và tỉnh tuy đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên do nguồn lực cần hỗ trợ còn rất hạn chế.
4. Một số Giải pháp để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư; rà soát, xây dựng danh mục các dự án, lĩnh vực cây, con chủ lực để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư ứng dụng CNC liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất nguyên liệu gắn với xây dựng các nhà máy chế biến.
Hai là: Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, thực hành tốt (GAP), xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Ba là: Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh. Nhất là các doanh nghiệp có năng lực tiếp cận công nghệ cao vào sản xuất.
Bốn là: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Làm tốt công tác nhân rộng mô hình có hiệu quả vào sản xuất đại trà, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.
Năm là: Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản có lợi thế của tỉnh, bao gồm cả các sản phẩm OCOP.
Giải pháp đối với Nông dân.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn bằng cách tăng cường công tác đào tạo, đào tạo nghề, tập huấn, hỗ trợ xây dưng các mô hình chuyển giao các tiến bộ Khoa học kỹ thuật  để nông dân có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ.
Xây dựng nhiều mô hình điển hình về nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở nhân rộng ra đại trà.
Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi về tín dụng cho nông dân vay vốn để thực hiện đâu tư Nông nghiệp công nghệ cao.
Quan tâm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Tăng cường liên kết sản xuất giữa 5 nhà: nhà nông, nhà khoa học, Doanh nghiệp, nhà nước.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây