Nghệ An đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Thứ năm - 16/01/2025 05:13 12 0
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thông qua hoạt động tuyên truyền, vận động đã góp phần vận động nguồn lực to lớn góp phần xây dựng nông thôn mới; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân thức các tầng lớp nội dung, ý nghĩa chương trình xây dựng nông thôn mới đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính: MTTQ các cấp và các tổ chức đoàn thể đã tích cực vận động nhân dân tích cực sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều mô hành giảm nghèo mang lại hiệu quả cao, như: mô hình rau màu tại xã Nam Anh, Nam Xuân, mô hình trồng cây ăn quả sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại các xã Nam Lộc, Nam Thanh; mô hình nuôi dê sinh sản tại các xã Nam Hưng, Nam Thái; Mô hình nuôi gà ác liên kết tại xã Nam Nghĩa...đặc biệt đã xây dựng được một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả trong nhà lưới tại các xã Nam Anh, Nam Phúc, Kim Liên... Mô hình Chuỗi liên kết Chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm gà Thanh Chương, sản xuất rau an toàn trong nhà lưới của huyện Đô Lương, TX Hoàng Mai, thành phố Vinh; xây dựng vườn chuẩn tại xã Kim Liên (Nam Đàn), xã Trung Sơn (Đô Lương)…Trên địa bàn tỉnh hiện có 278 hợp tác xã có các dịch vụ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên, đóng góp tích cực trong việc giúp nông dân tổ chức sản xuất theo hướng hiệu quả và nhu cầu của thị trường. Nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2024, dự kiến đạt khoảng 47,03 triệu đồng/người/năm. Trong năm Quỹ “Vì người nghèo” 03 cấp tỉnh Nghệ An đã vận động được hơn 123,8 tỷ đồng, vận động các chương trình an sinh xã hội khác hơn 60,3 tỷ đồng. Từ nguồn hỗ trợ này đã kịp thời hỗ trợ xây mới và sửa chữa 7.751 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo với số tiền hơn 128,3 tỷ đồng; hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng cho 1.133 hộ nghèo chữa bệnh, hỗ trợ 1,1 tỷ đồng đồng về phương tiện sản xuất cho 420 hộ nghèo, hỗ trợ hơn 17,37 tỷ đồng cho 5.550 học sinh nghèo, hỗ trợ hiện vật khác quy ra tiền hơn 9,3 tỷ đồng. MTTQ các cấp tiếp tục tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 21 - CT/TU về vận động hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025; đến nay, toàn tỉnh đã huy động số tiền quy đổi trên 738,83 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 11.090 nhà cho hộ nghèo, cận nghèo và người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Công tác cứu trợ, toàn tỉnh tiếp nhận tiền, hàng trị giá hơn 199 tỷ đồng, phân bổ hơn 124,4 tỷ đồng để cứu trợ cho các hộ dân gặp khó khăn, hoạn nạn sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Kêu gọi vận động tiền, hàng trị giá hơn 146 tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái. (i) Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng Nông thôn mới đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới trong các tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ gia đình (đạt trên 87%), khu dân cư văn hóa (đạt 86,%); có 1.767 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 787 dòng họ được công nhận dòng họ văn hóa. Toàn tỉnh có 21 đội tuyên truyền lưu động cấp huyện với 1.050 buổi hoạt động phục vụ khoảng 840.000 lượt người xem, 3.905 đội văn nghệ quần chúng cấp xã, thôn, bản, khối, xóm; 2.302 câu lạc bộ cấp huyện, cấp xã; 205 mô hình văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh, 286 mô hình văn hóa cấp huyện; (ii) Chất lượng phổ cập giáo dục tiếp tục được nâng cao; đối với các đơn vị cấp huyện đến nay có: 20/20 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 20/20 đơn vị đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2; 20/20 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 20/20 đơn vị đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, 10/20 đơn vị đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, 11/20 đơn vị đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; (iii) Các trạm y tế vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng nhà trạm đảm bảo diện tích, quy mô và mua sắm trang thiết bị y tế đồng bộ. Đến nay trên 90% trạm y tế có bác sỹ, 100% nhân viên y tế thôn bản đều đã qua đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được nâng cao rõ rệt; (iv) Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được các cấp quan tâm, đã vận động nhân dân đóng góp để tu sửa, tôn tạo đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ, công tác chăm sóc các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, liệt sỹ luôn được quan tâm đúng mức.
Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, xây dựng cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp: Ra mắt mô hình điểm “Tôn giáo bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”; tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường gắn xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và ngày môi trường thế giới (ngày 5/6); tổ chức “Ngày chủ nhật xanh”, trồng cây “Đại đoàn kết” nhân kỷ niệm ngày truyền thống MTTQ, xây dựng các mô hình điểm và tổ chức đánh giá nhân rộng. Toàn tỉnh hiện có có 3 loại mô hình bảo vệ môi trường với 5.001 tổ tự quản mô hình bảo vệ môi trường do MTTQ và các đoàn thể các cấp xây dựng và hoạt động có hiệu quả, được phân bổ rộng khắp các huyện, thành, thị trong tỉnh, tiêu biểu như huyện Thanh Chương, thị xã Cửa Lò, Thị xã Hoàng Mai… Ở cấp tỉnh đã chọn điểm chỉ đạo ở 3 khu dân cư của huyện Nam Đàn, Quỳnh Lưu và Thị xã Cửa Lò, với thông điệp “bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp là trách nhiệm của cộng đồng”
Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh: Toàn tỉnh có 02 loại mô hình với 4.281 Tổ tự quản phát huy dân chủ, mục đích tuyên truyền vận động các hộ gia đình thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đặc biệt, trong năm 2024, đã vận động các tầng lớp nhân ủng hộ, đóng góp được hơn 439.014 triệu đồng, qua đó góp phần quan trọng trong kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Ước kết quả luỹ kế kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh có 327/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 79,56% tổng số xã); 127/327 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 38,83% số xã đạt chuẩn nông thôn mới); có 25 xã nông thôn mới Kiểu mẫu (chiếm 7,62% số xã đạt chuẩn NTM); 11 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. Có 240 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới; Có 739 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trở lên; Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17.21 tiêu chí/xã.
Trong năm 2024 nhiều tổ chức thành viên và nhiều địa phương đã có nhiều cánh làm hay, sáng tạo trong thực hiện chương trình. Hệ thống chính trị ở các cấp được củng cố và tăng cường, vai trò, vị trí của MTTQ các cấp được thể hiện rõ trong đời sống xã hội. Tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương tiếp tục được nâng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây