ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT HỌ LONG NÃO Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

Thứ ba - 04/05/2021 04:37 691 0
Họ Long não (Lauraceae) là một trong những họ lớn của ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), có khoảng 55 chi và trên 2.500 loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Brazil [5]. Nhiều loài cây trong họ này có giá trị làm thuốc, lấy gỗ, cho tinh dầu,… như Quế thanh (Cinnamomum cassia), Quế rừng (Cinnamomum iners), Bời lời chanh (Litsea cubeba), Re cuống dài (Cinnamomum longepetiolatum), Re hương (Cinnamomum balansae),...
  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Long não (Lauraceae) là một trong những họ lớn của ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), có khoảng 55 chi và trên 2.500 loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Brazil [5].  Nhiều loài cây trong họ này có giá trị làm thuốc, lấy gỗ, cho tinh dầu,… như Quế thanh (Cinnamomum cassia), Quế rừng (Cinnamomum iners), Bời lời chanh (Litsea cubeba), Re cuống dài (Cinnamomum longepetiolatum), Re hương (Cinnamomum balansae),...
Việt nam là đất nước nhiệt đới gió mùa với hệ thống rừng mưa nhiệt đới phong phú, rất thuận lợi cho họ Long não phát triển, đặc biệt là chi Quế ( Cinnamomum) đây là điều kiện rất tốt để bảo tồn và phát triển, khai thác các loài trong chi quế nhằm xuất khẩu. Họ Long não ở nước ta có khoảng 21 chi, 280 loài, 28 thứ, 2 dạng, phân bố giảm dần từ Bắc xuống Nam. Riêng chi quế ( Cinnamomum ) có 49 loài, trong đó có 15 loài quế được con người sử dụng lấy tinh dầu và làm thuốc [5, 6].  Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nằm trong khu dữ trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Hệ thực vật nơi đây chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt đa dạng loài của các họ. Thực hiện chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt từ năm 2015-2016 chúng tôi cung cấp những dẫn liệu bước đầu về họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn, góp phần đánh giá tính đa dạng loài, phục vụ cho công tác bảo tồn, phát triển và khai thác hợp lí.
  1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối  tượng là các loài thuộc họ Long não (Lauraceae) phân bố khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Thời gian được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016
Mẩu vật được thu thập và xử lí theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008)[8]
Định loại được thực hiện với việc sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh, dựa vào các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000)[6] Thực vật chí Trung Quốc (2003) [9]
Đánh giá đa dạng các loài, đa dạng các yếu tố địa lí theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [8]. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống theo Raukiaer (1934)[10]]. Xác định các loài bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007)[2], Nghị Định 32/NĐ-CP/2006 [4] và trong Danh lục Đỏ IUCN (2013).
Xác định giá trị sử dụng của các loài dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012)[3], 1900 loài cây có ích của Trần Đình Lý (1993)[7], Danh lục thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân ( Chủ biên, 2003, 2005)[1].
  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    1. Đa dạng loài của họ Long não ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Kết quả  nghiên cứu thành phần loài của  họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Bước đầu chúng tôi đã xác định được 58 loài, thuộc 11 chi được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Danh lục thành phần loài của  họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
                                                                                                                                          
TT Tên khoa học Tên Việt Nam YT
ĐL
DS GTSD
  Gen.1. Actinodaphne Nees Bộp      
1 Actinodaphne elliptibacca Kosterm.* Bộp trái bầu dục 6 Mi M,T
2 Actinodaphne perlucida Allen Bộp suốt 6 Mi T,E
3 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông 6.1 Mi E
4 Actinodaphne rehderiana (Allen) Kosterm. Bộp rehder 6 Me M
  Gen.2. Beilschmiedia Nees f. Chắp      
5 Beilschmiedia balansae Lecomte Chắp balanxa 6 Me M
6 Beilschmiedia chevalieri Kosterm. Chắp chevali 6 Me T
7 Beilschmiedia foveolata Kosterm. Chắp lửa 6 Me T
8 Beilschmiedia sphaerocarpa Lecomte Chắp quả hình cầu 6 Mg T,E
  Gen.3. Cassytha L. f. Tơ xanh      
9 Cassytha filiformis L. Tơ xanh 4.4 Pp E
  Gen.4. Cinnamomum Schaeff. Chi Quế      
10 Cinnamomum balansae Lecomte* Vù Hương 4.1 Me M,T,E,Oil
11 Cinnamomum bonii Lecomte Quế Yên Bái 4.4 Me M,T,E
12 Cinnamomum burmannii (C. & T. Nees) Blume Quế rành 4.1 Me M,T,E
13 Cinnamomum camphora (L.) J. S. Presl Long não 4.2 Me T,E,Oil
14 Cinnamomum cassia Presl Quế thanh 4 Me M,T,E
15 Cinnamomum doederleinii var. raoanensis KimDao Quế raoan 6 Na M,E,Oil
16 Cinnamomum inconspicuum Kosterm. sec. Phamh. Quế ngờ 6 Na M,T, E,Oil
17 Cinnamomum iners Reinw. Quế rừng 4 Me M,T,E
18 Cinnamomum mairei  H. Lev. Quế bạc 6.1 Me M,T,E,F
19 Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.* Re h­ương
 
4.2 Mg M,T, E,Oil
20 Cinnamomum polyadelphum (Lour.) Kosterm Quế bời lời 4.2 Me M,T,E
21 Cinnamomum scalarinervium Kosterm. Re gân hình thang 6 Me T,E, Oil
 
22 Cinnamomum tonkinense (Lecomte) A. Chev. Re xanh 6.1 Me M,T,E
 
23 Cinnamomum tetragonum A. Chev. Re đỏ 6.1 Me T,E,Oil
24 Cinnamomum verum Presl Quế hồi 6.1 Me T,E,Oil
  Gen.5. Cryptocarya R.Br. Ẩn hạch      
25 Cryptocarya densiflora Blume Cà đuối hoa dày 4.1 Me T
26 Cryptocarya ochracea Lecomte Cà đuối sét 6 Me T
  Gen.6. Dehaasia Blume- f. Tiểu hoa      
27 Dehaasia annamensis Kosterm Tiểu hoa trung bộ 6 Me Oil
28 Dehaasia caesia Blume Cà đuối lục lam 4.1 Mg T
29 Dehaasia cuneata var. longifolia Lecomte Tiểu hoa nêm lá dài 4.5 Me M,T
  Gen.7. Lindera Thunb. Lòng trứng      
30 Lindera caudata (Nees) Hook.f.  Lòng trứng  đuôi 4.2 Me M,Oil
31 Lindera communis Hemsl. Lòng trứng thông thường 6.1 Me M,E,Oi,T
32 Lindera racemosa Lecomte Lòng trứng hoa vàng 6 Me M,E
  Gen.8. Litsea Lamk.  Bời lời      
33 Litsea acutivena Hayata Bời lời gân chết 6.1 Me T
34 Litsea baviensis Lecomte Bời lời ba vì 6.1 Me T,Oil
35 Litsea chartacea (Wall. ex Nees) Hook.f. Bời lời da   4.2 Me T
36 Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang 6 Me M,E,T,Oil
37 Litsea elongata (Wall.ex Nees) Benth.et Hook.f. Bời lời lá thuôn 6.2 Me  
38 Litsea euosma J.J.Sm. Bời lời núi đá 6.1 Me M,E,T
39 Litsea grandifolia Lecomte Bời lời lá to 6 Me T
40 Litsea griffithii Gamble var. annamensis Liouho Bời lời trung bộ 6 Me T
41 Litsea laevifolia Kosterm. sec. Phamh. Bời lời xấu 6 Na M,T
42 Litsea lancifolia var. alternifolia Meisn. Bời lời xen 4.3 Mi T,E
43 Litsea lancilimba Merr. Bời lời phiến thon 5.4 Me M,T,Oil
44 Litsea monopelata (Roxb.) Pers. Mò giấy 6.1 Me M,T,Oil,E
45 Litsea myristicaefolia (Meissn.) Hook.f. Bời lời lá nhục đậu khấu 4.2 Mg E,T
46 Litsea umbellata (Lour.) Merr. Bời lời đắng 4.1 Mi E
47 Litsea verticillata Hance Bời lời cuống ngắn 6.1 Mi E
48 Litsea viridis Liou Bời lời xanh 6.1 Mi M,T,E
49 Litsea viridis var. clemensii Liou Bời lời clemen 6.1 Mi E
50 Litsea yunnanensis Yang et P.H.Huang Bời lời vân nam 6.1 Me T
  Gen.9. Machilus Nees f. Kháo      
51 Machilus parviflora Meissn. Kháo hoa nhỏ 4.2 Me T
52 Machilus chinensis (Champ.ex Benth.) Hemsl. Kháo Trung quốc 4.2 Me T
53 Machilus cochinchinensis Locomte Kháo Nam bộ 4.2 Me T
  Gen.10. Neocinnamomum Liou Re mới      
54 Neocinnamomum devaleyi (Lecomte) Liou Re mới hoa nhỏ 6.1 Mi M
  Gen.11. Phoebe Nees f.         Re trắng      
55 Phoebe lanceolata (Wall. ex Nees) Nees Re trắng mũi mác 4 Me M,T,E
56 Phoebe pallida (Nees) Nees Re trắng nhớt 4.2 Me T
57 Phoebe paniculata Nees. Sụ hoa chuỳ 4.2 Me M,T
58 Phoebe  tavoyana  (Meisn.) Hook. f. Re trắng lá to 4.2 Me T

Ghi chú: * Sách Đỏ Việt Nam; YTĐL: Yếu tố địa lý; DS: Dạng sống; GTSD: giá trị sử dụng; M: Cây làm thuốc; T: Cây cho gỗ; E: cho tinh dầu; Oil: lấy dầu; F: Cây ăn được.
    1. Phân bố số lượng loài trong các chi của họ Long não
Bảng 2. Phân bố số lượng loài trong các chi của họ Long não
TT Chi Số loài Tỷ lệ %
  1.  
Litsea 18 31,03
  1.  
Cinnamomum 15 25,86
  1.  
Phoebe, Actinodaphne, Beilschmiedia 4 6,89
  1.  
Dehaasia, Lindera, Machilus 3 5,17
  1.  
Cryptocarya 2 3,44
  1.  
Neocinnamomum, Cassytha 1 1,72

     Kết quả ở bảng trên cho thấy, trong số 11 chi của họ Long não thì số lượng loài phân bố trong mỗi chi là không đều nhau chi Litsea là chi đa dạng nhất với 18 loài (chiếm 31,03% tổng số loài), tiếp đến là chi Cinnamomum với 15 loài ( chiếm 25,86% ), chi Phoebe, Actinodaphne, Beilschmiedia có 4 loài ( chiếm 6,89% ), tiếp đó là chi  Dehaasia, Lindera, Machilus có 3 loài ( chiếm 5,17% ), chi Cryptocarya có 2 loài ( chiếm 3,44% ) và các chi còn lại đều có 1 loài chiếm 1,72%
    1. Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như các hệ sinh thái khác. Khi phân tích phổ dạng sống của họ Long não ở khu vực nghiên cứu theo hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) với 58 loài được xác định thì nhóm dạng sống chồi trên chiếm ưu thế tuyệt đối với tỉ lệ 100%, không có các nhóm dạng sống khác thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3. Tỉ lệ của các dạng sống nhóm cây chồi trên (Ph)
Dạng sống Mg Me Mi Na Pp Tổng
Số loài 4 41 9 3 1 58
Tỉ lệ % 6,89 70,68 15,51 5,17 1,72 100

Từ kết quả thu được ở bảng 3: chúng tôi lập phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph) ở địa điểm nghiên cứu như sau:
 Ph% = 6,89Mg% + 70,68Me% + 15,51Mi% + 5,17 Na% + 1,72Pp%.
Như vậy, kết quả trên cho thấy, các loài trong họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt với nhóm dạng sống cây chồi trên lớn chiếm ưu thế tuyệt đối thuộc các chi, Cinnamomum, Litsea, Cryptocarya, Actinodaphne, Beilschmiedia, Dehaasia, Phoebe. Ngoài ra các nhóm cây khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
    1. Đa dạng về giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng theo các tài liệu của Võ Văn Chi (2012)[3], Nguyễn Kim Đào (2003)[5], Trần Đình Lý và cs (1993)[7],… Kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Giá trị sử dụng của họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
TT Giá trị sử dụng Số loài* Tỉ lệ (%)
1 Cây cho tinh dầu (E) 32 26,01
2 Cây cho gỗ (T) 46 37,40
3 Làm thuốc (M) 28 22,76
4 Cây cho dầu béo (Oil) 16 13,01
5 Cây cho quả ăn được 1 0,81
*Một loài có 1 đến nhiều giá trị sử dụng khác nhau
Kết quả bảng trên cho thấy: cây cho gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất với 46 lượt loài ( chiếm 37,40% tổng số loài), tiếp đến là cây cho tinh dầu với 32 lượt loài ( chiếm 26,01%), cây làm thuốc với 28 lượt loài ( chiếm 22,76% ), cây cho dầu béo với 16 lượt loài ( chiếm 13.01%) và thấp nhất là cây cho quả ăn được với 1 loài ( chiếm 0,81% ) Như vậy, trong các nhóm giá trị sử dụng thì nhóm cây cho gỗ và cho tinh dầu với số lượng lượt loài sử dụng là nhiều nhất, điều này cũng hoàn toàn hợp lý, bởi vì đây là một họ có nhiều loài cây tham gia tổ thành thảm thực vật quan trọng ở các khu rừng nhiệt đới.
    1. Đa dạng về các yếu tố địa lý
       Trong 58 loài của họ Long não (Lauraceae) đã xác định được ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Dựa và khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008)[8], và các tài liệu liên quan khác. Kết quả cho thấy, yếu tố nhiệt đới châu Á với 20 loài chiếm 38,46%, tiếp đến yếu tố đặc hữu với 30 loài chiếm 57,70%.
    1. Các loài thực vật bị đe dọa
       Dựa vào các loài công bố trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong Nghị Định 32/NĐ-CP/2006 . Chúng tôi đã thống kê được 3 loài, trong đó có 1 loài rất nguy cấp (CR) và 1 loài dang nguy cấp (EN) và 1 loài sẽ nguy cấp (VU)

Bảng 5. Các loài thực vật đang bị đe dọa ở khu vực nghiên cứu
TT Loài Mức độ nguy cấp
SĐVN (2007) NĐ32/2006
1 Actinodaphne elliptibacca  Kosterm. EN  
2 Cinnamomum balansae Lecomte VU  
3 Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. CR IIA

Như vậy, họ Long não (Lauraceae) ở trong khu vực nghiên cứu có loài Bộp trái bầu dục (Actinodaphne elliptibacca) thuộc mức độ nguy cấp (EN) và loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon ) ở mức độ rất nguy cấp (CR), II.A, loài Gù hương (Cinnamomum balansae ) cấp (VU) : Đây là những loài có giá trị kinh tế như cho tinh dầu, làm thuốc đặc biệt cho gỗ rất tốt nên bị khai thác triệt để, do đó trong tự nhiên số lượng các loài này rất ít, phân bố rải rác. Do vậy cần có những chính sách bảo tồn và phát triển bền vững.
  1. KẾT LUẬN

1. Đã xác định được 58 loài thuộc 11chi của họ Long não ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.
2. Các chi đa dạng  nhất của họ Long não là: Litsea - 18 loài, Cinnamomum – 15 loài, còn các chi khác có từ 1- 4 loài.
3. Phổ dạng sống của họ Long não (Lauraceae) ở khu vực nghiên cứu là:
Ph% = 6,89Mg% + 70,68Me% + 15,51Mi% + 5,17 Na% + 1,72Pp%.
4. Họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thuộc 3 yếu tố chính là yếu tố đặc hữu chiếm 57,70%yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 38,46%, yếu tố ôn đới chiếm 1,92%.
- Các loài cây thuộc họ Long não (Lauraceae) tại  khu vực nghiên cứu có nhiều giá trị sử dụng khác nhau, trong đó cây cho gỗ chiếm ưu thế với 46 loài, cây cho tinh dầu với 32 loài, cây làm thuốc với 28 loài, cây cho dầu béo với 16 loài và cây ăn được với 1 loài.
- Có 3 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Bộp trái bầu dục (Actinodaphne elliptibacca) thuộc mức độ nguy cấp (EN) và loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) ở mức độ rất nguy cấp (CR) và Gù hương (Cinnamomum balansae) ở mức độ sẽ nguy cấp (VU)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), (2003-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[3]. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, Nxb Y học, Hà Nội.
[4]. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Kim Đào, Họ Long Não- Lauraceae Juss. Thực vật chí Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2010, 677tr.

[6]. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9]. Pitard in Lecomte, 1923. Flore Generale de L’ Indo-Chine, Pari, 3: 44-53
[10]. Raunkiear C, (1934), Plant life forms. Claredon, Oxford, Pp.104.

DIVERSITY OF THE FAMILY LAURACEAE OF  PU HOAT, IN QUE PHONG DISTRICT, NGHE AN PROVINCE, VIETNAM
                                                                           Assoc. Prof. Dr. PHAM HONG BAN
                                                                                      Dr. NGUYEN ANH DUNG
                                                                                Biology Faculty, Vinh University

                                                    SUMMARY
In Pu Hoat, Que Phong District, Nghe An Province, was surveyed and identified with 58 species, 11 genera of Lauraceae family. The number of useful plant species of Pu Hoat flora is categorized as follows: 46 species for timber plants, 32 species for essential oil, 28 species for medicinal...
The spectrum of biology of Lauraceae: Ph% = 6,89Mg% + 70,68Me% + 15,51Mi% + 5,17 Na% + 1,72Pp%.
Species listed in the Red Data Book of Vietnam (2007), in IUCN Red List and in 32 degree of goveroment is 3 species: Actinodaphne elliptibacca  level: EN, Cinnamomum parthenoxylon level: CR, Cinnamomum balansae level: VU
           

Tác giả bài viết: HOÀNG XUÂN TRƯỜNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây