Một số lưu ý khi phối trộn thuốc bảo vệ thực vật

Chủ nhật - 25/10/2020 21:38 88 0
Một số lưu ý khi phối trộn thuốc bảo vệ thực vật




       Trong thời gian vừa qua và hiện tại, trên toàn diện tích lúa vụ hè – thu – mùa năm 2013 của bà con nông dân toàn tỉnh ta nói chung đã xuất hiện nhiều loại sâu, bệnh phá hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn…Cục bộ đã có nhiều diện tích lúa của bà con bị phá hại nặng có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả của mùa vụ. Để ngăn chặn kịp thời sâu, bệnh phá hại bà con nông dân cùng cán bộ nông nghiệp đã tích cực kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và tiến hành phun thuốc BVTV. Tuy nhiên đa số bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn và tuỳ tiện phối trộn thuốc BVTV, nên hiệu lực phòng trừ dịch hại thấp, ngoài ra còn gây ngộ độc cho cây trồng. Để giúp bà con sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn đối với cây trồng chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
      - Phối hợp thuốc BVTV là pha chung hai hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun để phun cùng một lần nhằm diệt được nhiều đối tuợng gây hại cây trồng, đồng thời tiết kiệm được công lao động phun thuốc.
     -  Thông thường chỉ nên phối trộn tối đa hai loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn.
+ Những nhóm thuốc bà con có thể pha trộn :
    - Chỉ nên phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các nhóm gốc khác nhau thì hiệu quả mới cao như: Thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm các ba mát, lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân hoặc cúc.
    - Chỉ nên phối hợp thuốc có cách tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn,...)
    - Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, thuốc trừ cỏ với phân bón, ...
+ Những nhóm thuốc bà con không nên pha trộn :
    - Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng,
    - Không phối hợp thuốc trư sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh....
    - Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B. Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực của các loại thuốc.
      Để biết chắc chắn hơn bà con nên lấy một ít thuốc nguyên chất pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh, nhựa. dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan để trong 2 – 5phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng vàng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn chung các loại thuốc đó để phun cho cây trồng.
Nếu đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau thì trong quá trình pha chế bà con nên lần lượt cho từng loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng nữa bình khuấy đều sau đó cho loại thuốc thứ 2 vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình đủ lượng nước mình cần. Lưu ý trước khi pha thuốc trong bình phải có một lượng nước vừa phải và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc, nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ. Sau khi pha phải phun ngay và chỉ nên pha chung 2 loại thuốc với nhau mà thôi.
     Để tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với các loại dịch hại trên cây trồng, khi sử dụng bà con cần luân phiên các nhóm thuốc có gốc khác nhau.
      Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong công tác phối trộn thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng, thu nhập… Kính mong mọi người quan tâm và thực hiện tốt để có được hiệu quả tối ưu nhất.
 

Tác giả bài viết: Quang Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay11,465
  • Tháng hiện tại40,860
  • Tổng lượt truy cập15,625,444
Tin nóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây