TƯ VẤN PHẢN BIỆN, GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VÀ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT NGHỆ AN

Thứ năm - 18/06/2020 23:42 394 0
Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và các tổ chức Hội nghề nghiệp, các cá nhân hoạt động khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhiệm vụ tư vấn, phản biện được quy định trong điều lệ hoạt động của các Hội và đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật.
            Các Luật, Nghị định hiện hành đều có quy định sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong việc tham gia ý kiến, giám sát, tư vấn phản biện, giám định xã hội.
            Như vậy có thể khẳng định quyền thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện, giám định xã hội của MTTQ và các tổ chức Hội đã có đủ cơ sở pháp lý để triển khai.
            Mặc dù lĩnh vực này được nhắc đến rất nhiều ở các cấp, ngành, các lĩnh vực và nhiều lúc nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn cảm thấy là chưa tốt, chưa hay, chưa thuận và chưa hiệu quả. Vì vậy, điều cần bàn cho kỹ hơn một chút nữa là ai làm, làm như thế nào và ai là người, là nơi cần nghe, cần đặt hàng và quan tâm mà thôi.
I. Về cơ sở pháp lý của công tác tư vấn phản biện và giám định xã hội
            - Theo Luật Mặt trận Tổ quốc ban hành năm 2015 đã dành các chương quy định về tham gia xây dựng Nhà nước (chương IV), Hoạt động giám sát (chương V), Hoạt động phản biện xã hội (chương VI) nêu rõ nội dung chủ yếu là công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của MTTQ mà Liên hiệp các Hội KHKT là thành viên.
            - Quy chế dân chủ cơ sở được quy định trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, trong Chỉ thị 30/CT-TW, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Luật Thanh tra, Luật Lao động… đều có các quy định pháp luật tạo điều kiện để mọi tổ chức xã hội nghề nghiệp, mọi người dân thực hiện tư vấn phản biện và giám định xã hội.
            - Theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cũng quy định rõ các Hội và các tri thức, cán bộ khoa học được tham gia chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu, tư vấn phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước. Được tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển hội và lĩnh vực chuyên môn đang hoạt động.
- Ngày 11/11/1998 Bộ chính trị đã có chỉ thị số 45/CT-TƯ xác định rõ chủ trương và ngày 30/01/2002 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg về nhiệm vụ phản biện.
- Ngày 23/6/2009 Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Đề án số 09-ĐA/TU "xây dựng cơ chế tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho các nhiệm vụ, chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm".
- Ngày 18/9/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 60/2014/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Nghệ An.
II. Phương thức vận động triển khai thực hiện công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Các Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội nghề nghiệp là nơi tập hợp các nhà chuyên môn, giới trí thức khoa học công nghệ, khoa học xã hội và khoa học quản lý, là lực lượng quan trọng trong việc vận động triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội thông qua các phương thức sau đây:
1. Thông qua yêu cầu (đặt hàng) của tổ chức, cá nhân:
Đây là một phương thức quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tư vấn phản biện, giám định xã hội, thường thực hiện theo yêu cầu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý, các địa phương, các tổ chức xã hội và cả các cá nhân có nhu cầu tư vấn, góp ý cho các chương trình, đề án, đề tài, văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, dự án đầu tư, chương trình phát triển.
2. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các Hội, cá nhân trí thức chủ động đề xuất những vấn đề cần tư vấn phản biện để được các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và địa phương giao nhiệm vụ thực hiện.
- Việc đề xuất này có thể do cá nhân, tổ chức chủ động đề xuất hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân khác để tư vấn phản biện, giám định xã hội.
3. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các Hội, tổ chức có đủ điều kiện có thể chủ động triển khai hoạt động tư vấn phản biện thông qua các hội thảo, đề tài nghiên cứu, điều tra, khảo sát…
4. Thông qua yêu cầu của các phương tiện truyền thông, báo chí để phối hợp triển khai nhiệm vụ tư vấn phản biện như cung cấp thông tin, tư vấn chuyên môn, bày tỏ quan điểm, điều tra khảo sát, phỏng vấn, ghi hình, chụp ảnh góp ý cho những vấn đề chuyên môn mà xã hội quan tâm.
5. Thông qua các cuộc họp, hội nghị, các diễn đàn, tọa đàm… do các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể xã hội chủ trì để đóng góp ý kiến tư vấn phản biện, giám định xã hội.
III. Những kinh nghiệm cần quan tâm
Công tác tư vấn phản biện, giám định xã hội là nhiệm vụ cần thiết nhưng rất khó phát huy, không phức tạp nhưng rất khó thực thi, rất được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An, các Hội, các trí thức quan tâm nhưng còn yếu trong triển khai thực hiện. Chúng ta cần lưu ý đến mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể sau đây:

 
hih1                                                                                          
Như vậy muốn sơ đồ tương tác vận hành tốt, xin tham khảo một số yếu tố mang tính kinh nghiệm như sau:
1. Cả 3 chủ thể đều cần nghiên cứu kỹ mọi tác động của cơ chế chính sách, mọi quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện, giám định xã hội; đặc biệt luôn nghiên cứu đến vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể mà cơ chế chính sách quy định của pháp luật tác động chi phối tới nhiệm vụ này để đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ hoặc đặt hàng kèm theo phí để tổ chức thực hiện.
2. Đề xuất đúng và trúng được những vấn đề cần thực hiện tư vấn phản biện, chúng ta cần sàng lọc, lựa chọn một cách khách quan, khoa học thông tin thu thập được qua các cơ quan quản lý, các chủ thể bị tác động, thông tin từ báo chí, dư luận, từ hội viên, trí thức, chuyên gia, nhà khoa học và trong cán bộ nhân dân để xác định mục tiêu, vấn đề cần tư vấn phản biện.
3. Nội dung tư vấn phản biện cần tập trung vào việc đề xuất các kiến nghị kèm theo giải pháp một cách khách quan, trung thực, khoa học, tâm huyết và minh bạch, gắn với trách nhiệm của ngành mình, tổ chức mình, bản thân mình, tránh đao to búa lớn.
4. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các tổ chức, hội và trí thức tâm huyết nên tận dụng tối đa các diễn đàn lớn, có cán bộ quan trọng, có nhà quản lý chủ trì để đăng đàn trao đổi, tư vấn, phản ánh và đề xuất về nội dung cần tư vấn phản biện mà mình quan tâm.
5. Tận dụng các phương tiện truyền thông, thông qua tọa đàm trực tuyến phỏng vấn, viết bài, trao đổi ý kiến chuyên gia để thể hiện chính kiến một cách công khai, nghiêm túc, với tinh thần xây dựng.
6. Luôn liên hệ, hợp tác với các cơ quan để được tạo điều kiện, được giao nhiệm vụ phối hợp triển khai tư vấn phản biện như với các cơ quan của HĐND, MTTQ, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật, các sở ngành và các cơ quan hữu quan khác. Đồng thời thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe, lấy ý kiến kiến nghị các giải pháp của các hội, hội viên, nhà khoa học, nhà quản lý, trí thức. Khi cần có thể tổ chức tọa đàm, tranh luận để lựa chọn các tư vấn phản biện khách quan, khoa học, trúng và đúng nhất.
 

Tác giả bài viết: Th.S Đậu Quang Vinh Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây