MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC MIỀN NÚI

Thứ năm - 18/11/2021 23:30 3.352 0
Giải pháp về chính sách, quản lý
- Có chính sách khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu tại vùng núi tỉnh Nghệ An.
- Ban hành các chính sách hỗ trợ những cộng đồng, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai.
- Bảo hiểm rủi ro thiên tai trong một số lĩnh vực của đời sống đồng bào thiểu số như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ việc di dời sắp xếp dân cư vùng hay xảy ra thiên tai;
- Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất: cây trồng, con giống thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu; Đầu tư khai hoang thêm diện tích sản xuất mới; hỗ trợ khắc phục lại đồng ruộng bị vùi lấp…để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Có chính sách giải quyết đất để sản xuất và đất ở; đào tạo nghề cho lao động vùng núi, giảm thiểu sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên trong khu vực.
- Lồng ghép các chương trình tăng cường sinh kế của đồng bào thiểu số miền núi vào trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.        
 Giải pháp về Khoa học công nghệ
          Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho khu vực này. Các chính sách đó tập trung vào một số nội dung sau: Nhà nước ưu tiên đầu tu cho  các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ,  xây dựng các trung tâm nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ cấp vùng tại vùng dân tộc và miền núi, hình thành và có chính sách ưu tiên về  chế độ đãi ngộ đối với hệ thống khuyến nông, những người đóng vai trò chính trong chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Nhà nuớc còn có chính sách trong việc hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các chương trình khuyến nông, hỗ trợ giống, phân bón…
Để ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả nhờ các giải pháp khoa học cong nghệ cần tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau:
- Lựa chọn để nhập công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Nghệ An, đặc biệt là khu vực miền núi. Đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhằm ứng dụng, chuyển giao nhanh nhất các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất.
- Về dự báo thời tiết, ngoài việc trang bị trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, thì cần tăng cường hợp tác với các nước trong vùng để cùng ứng phó với những tác động của BĐKH.
- Về ứng dụng công nghệ mới trong trồng trọt, cần lưu ý khuyến khích nghiên cứu các giống mới có khả năng thích ứng cao với những biến đổi do BĐKH gây ra, ví dụ như lúa chịu hạn, chịu mặn với nồng độ cao hơn.
- Nghiên cứu các giống mới, con mới đồng thời cũng để có thể đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhằm đa dạng hóa sinh kế của người dân, giảm thiểu rủi ro trước tác động của BĐKH và nước biển dâng.
- Phát triển những giống cá có thể thích nghi với nhiệt độ cao, du nhập các loài thủy sản thích nghi với nhiệt độ tăng cao và độ mặn cao như tôm hùm, tôm sú, cá bống tượng;
- Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng nông nghiệp, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với các điều kiện bất lợi, thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau trên cơ sở khai thác, bảo vệ, phát triển tài nguyên di truyển bản địa và nhập nội từ nước ngoài.
- Phát triển và ứng dụng các công nghệ trước, trong và sau sản xuất theo hướng đồng bộ và khép kín, hiện đại hoá tối đa những khâu có thể (kế cả bằng nhập công nghệ), nhất là quy trình thâm canh cây trồng nông nghiệp, vật nuôi và thuỷ sản; ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và GIS để nghiên cứu dự báo và phát hiện các dịch bệnh mới và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp KHCN để thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật, nguồn tài nguyên nước, công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, giảm nhẹ thiên tai và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
- Nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Triển khai các đề tài, dự án nhằm tìm ra giải pháp tăng khả năng thích ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp với những biến đổi thời tiết bất thường ở Nghệ An thông qua thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật mới, và sử dụng giống mới.
- Cây ngô là cây lương thực có vai trò quan trọng đối với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tân Kỳ … Sản lượng ngô được sản xuất ra chủ yếu được sử dụng làm lương thực và trong chăn nuôi. Vốn là một loại cây thường được người dân trồng trên đất đồi, vừa cao vừa dốc, đất nghèo dinh dưỡng không chủ động được nước tưới, nay do thời tiết thường khô hạn kéo dài, việc trồng và chăm sóc cây ngô càng thêm khó khăn và hiệu quả thấp.
Một số ứng dụng tiến bộ khoa học về công nghệ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước..trong sản xuất tại khu vực miền núi:
+ Trồng hành tăm trên lưới cước.
+ Ứng dụng kỹ thuật bón phân viên (NK) nén dúi sâu cho cây lúa (áp dụng cho ruộng đất thịt, không áp dụng ruộng đất cát và cát pha).
+ Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt thích ứng với biến đổi khí hậu.
 Giải pháp về tài chính, cơ sở hạ tầng
          Để xoá bỏ  sự cô lập về địa lý do sự chia cắt về địa hình, khắc phục tình trạng nghèo nàn của các cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh và thủy nông, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi thì việc dựng cơ sở hạ tầng cần được triển khai trước mắt trong tiến trình phát triển kinh tế  xã hội.
          Các công trình có quy mô lớn, có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển vùng và quốc gia, vùng dân tộc thiểu số và miền núi được đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ tập trung vào 7 loại hạng mục là đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, trường học, trạm xá, chợ, công trình điện, công trình cấp nước sạch. Khu vực miền núi với đặc điểm địa bàn rộng, dân cư thưa thớt nên cần chú trọng chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng tại các trung tâm cụm xã, tạo động lực phát triển và đầu mối giao lưu, trao đổi với bên ngoài.  Từ đó làm thay dổi bộ mặt cho cả địa bàn. Cho đến nay,  các chính sách liên quan đến nhiệm vụ này vẫn đang được thực hiện.
 Giải pháp cho từng lĩnh vực sản xuất cụ thể
* Đối với ngành trồng trọt
          - Nghiên cứu quy hoạch các loại đất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa trong điều kiện BĐKH, gồm đánh giá toàn diện về khả năng thích nghi, dự báo về khả năng suy giảm năng suất cây trồng theo các kịch bản BĐKH  phù hợp với các vùng sinh thái của vùng;
          - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống phù hợp, thích ứng với BĐKH của các vùng sinh thái;
          - Nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào thực tế sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi, các giảm thiểu tác động gây hiệu ứng nhà kính và thích nghi với BĐKH.
- Bảo tồn và phát huy các giống cây bản địa nhằm thích ứng phù hợp với điều kiện của địa phương như lúa nương, vịt Bầu Quỳ, lợn đen, lợn sọc dưa...
- Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh đất đai xây dựng phương án chủ động bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý để né tránh tác động của biến đổi khí hậu. Vùng cao hạn chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn, giống chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới.
- Xây dựng đề án quy hoạch sản xuất Chè gắn với cơ sở chế biến; Đề án sản xuất Lúa chất lượng cao; Rau an toàn; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất Ngô,...Nhằm thích ứng với điều kiện BĐKH và nâng cao giá trị sản xuất.
- Thực hành nông nghiệp theo tiêu chuẩn Vietgap, thâm canh lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng (INM) và quản lý nước (IWM).
- Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, cơ giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất lúa theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản xuất của vùng với hiệu quả cao và bền vững.
* Đối với ngành chăn nuôi
          - Phát triển chăn nuôi với ưu tiên các giống vật nuôi có tính thích ứng cao với môi trường sống rộng. Gắn chăn nuôi với phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, đồng thời xử lý phân thải súc vật (dạng khí sinh học);
          - Hoàn thiện các quy trình sản xuất, đảm bảo khép kín từ sản xuất nông nghiệp, chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi, quy trình chăn nuôi, quản lý chất thải, phù hợp trong điều kiện BĐKH;
          - Xây dựng kế hoạch áp dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý rác hữu cơ làm phân bón, giảm chôn ủ để hạn chế những tác động xấu đến môi trường và hạn chế phát thải khí mêtan; Thực hiện các biện pháp thu hồi triệt để khí mêtan từ các bãi rác đã có làm nhiên liệu;
          - Áp dụng quy trình GAP trong trồng trọt; sử dụng biện pháp canh tác tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu; sử dụng nước tiết kiệm; làm đất tối thiểu; kỹ thuật điều tiết nước, phân bón để hạn chế phát sinh khí mêtan trên ruộng lúa; điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo hướng giảm cây trồng phát thải nhiều, tăng cây trồng năng lượng sinh học;
          - Áp dụng quy trình GAP trong chăn nuôi để nâng cao hệ số sử dụng thức ăn, giảm chất thải, giảm chi phí; áp dụng biogas.
* Đối với ngành lâm nghiệp
          - Thực hiện các Chương trình, dự án nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng nhất là phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
          - Xây dựng, triển khai kế hoạch quản lý chống phá rừng, cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; trồng rừng và làm giàu rừng;
          - Xây dựng và triển khai một số mô hình kinh tế dựa vào rừng nhằm thích ứng với BĐKH, nhất là ở các vùng dễ bị tổn thương;
          - Tập trung xây dựng và triển khai một số chương trình, dự án liên quan tới Cơ chế hậu Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD), Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả dịch vụ phí môi trường rừng; tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án về cơ chế phát triển sạch (CDM), gắn với chương trình thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES);

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây